VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mang lại giúp ngành gỗ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

20/02/2020 16:18

THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀNH SẢN PHẨM GỖ VÀ TCMN

TRONG NƯỚC:
Kết quả khả quan của ngành gỗ đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2019 tăng trưởng chậm với nhiều yếu tố rủi ro, thách thức là rất đáng khích lệ. Nối tiếp đà thành công của ngành gỗ năm 2019, ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 12 tỷ USD trong năm 2020. Ngành gỗ xuất khẩu có nhiều cơ sở để đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2020. Cụ thể:

+ Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ trên thị trường thế giới vẫn tăng, theo CSIL dự báo tiêu thụ đồ nội thất của thế giới tăng 2,4% theo giá trị thực vào năm 2020. Đây là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng và tăng thị phần xuất khẩu.

+ Hàng loạt hiệp định thương mại tư do đã có hiệu lực cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường lớn.Tác động của chính sách song phương, đa phương được Việt Nam ký kết với các nước trong khu vực, trên thế giới tại các hiệp định thương mại, đã đem lại những khởi sắc nhất định cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Trong đó, việc tận dụng tốt cơ hội về thuế quan, mở rộng thị trường xuất khẩu…từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mang lại giúp ngành gỗ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

+ Nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ có nguồn vốn lớn, năng lực quản trị tốt, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ mới đang chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến gỗ.

+ Mặc dù xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng đầu năm 2020 bị gián đoạn bởi tuần nghỉ lễ Tết Nguyên đán, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2019. Khởi đầu năm thuận lợi với nền tảng vững chắc trong năm 2019, thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan trong năm 2020.
+ Tỉ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận đạt 91%, tăng 2% so với 2018. Diện tích rừng trồng chuyển từ gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đạt trên 500.000 ha vào năm 2019. Diện tích rừng có chứng chỉ FSC tăng từ 134.980 ha năm 2015 lên 250.061 ha năm 2019. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 16 triệu m3 (chưa bao gồm gỗ cao su và gỗ cây phân tán), tăng 4,8% đáp ứng trên 80% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Tiềm năng nguyên liệu tại thị trường nội địa của Việt Nam rất lớn nhưng trong mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu thì việc nhập khẩu nguyên liệu, tạo độ phong phú cho sản phẩm gỗ Việt Nam là hết sức cần thiết, do vậy Việt Nam vẫn có nhu cầu tăng nhập khẩu gỗ từ các thị trường có nguồn gỗ hợp pháp. Dự báo, nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm 2020 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2019.

QUỐC TẾ:

  • Thế giới: Xu hướng thiết kế đồ nội thất đa chức năng phổ biến trong năm 2019 – 2020 trên thế giới. Vào năm 2020, dân số thế giới, đặc biệt là những người sống ở khu vực thành thị như Mỹ, sẽ thích sống trong những ngôi nhà nhỏ hơn với số lượng phòng hạn chế hơn. Vì vậy xu hướng sử dụng các sản phẩm nội thất đa chức năng, nhỏ gọn sẽ phổ biến hơn.

  • Trung Quốc: Các nhà lập pháp Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua sửa đổi luật nhằm bảo vệ tốt hơn các khu rừng của đất nước và tạo điều kiện phát triển xanh.

  • Ấn Độ: Chính phủ Ấn Độ có thể sẽ áp đặt các hạn chế đối với nhập khẩu đồ nội thất nhằm tăng cường sản xuất trong nước. Bộ Công Thương Ấn Độ dự kiến ​​sẽ sớm đưa ra một thông báo liên quan đến việc này.

 
TRONG NƯỚC:

  • Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong tháng 01/2020 đạt 113 triệu USD, giảm 10,7% so với tháng 12/2019, giảm 2,2% so với tháng 01/2019.

  • Theo ước tính, trong tháng 01/2020 kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng của Việt Nam đạt 34,3 triệu USD, giảm 10,3% so với tháng 12/2019, giảm 5,2% so với tháng 01/2019. Xuất khẩu đồ nội thất văn phòng giảm trong tháng 01/2020 là do kỳ nghỉ Tết nguyên đán diễn ra vào tuần cuối tháng 01/2020 nên hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn.

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tuần đạt 50,6 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ với kim ngạch đạt 23 triệu USD.

  • Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ tần bì của Việt Nam năm 2019 đạt 580,6 nghìn m³, trị giá 123,7 triệu USD, tăng 50,6% về lượng và 38,4% về trị giá so với năm 2018.

  • Theo thống kê của Tổng cục Hải quan nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU trong năm 2019 đạt 886,54 nghìn m3, với trị giá 228,55 triệu USD, tăng 26,3% về lượng và 10,2% về trị giá so với năm 2018.

  • Trong tuần từ ngày 22/1/2020 đến ngày 05/2/2020, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường đạt 37,1 triệu USD, giảm 13,4% so với tuần trước.

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu mặt mây, tre, cói, thảm trong kỳ từ 14/1/2020 đến 4/2/2020, đạt 20,47 triệu USD, giảm 22,5% so với kỳ trước.

QUỐC TẾ:

  • Malaysia: Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu xuất khẩu đồ nội thất đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2030. Năm 2019, xuất khẩu đồ nội thất mang lại lợi nhuận khoảng 10 triệu USD, trong tổng xuất khẩu sản phẩm gỗ 1,3 tỷ USD. Với lợi nhuận thu được từ đồ nội thất, chính phủ Malaysia quyết định chuyển đổi ngành gỗ từ xuất khẩu các sản phẩm gỗ chính sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như đồ nội thất để xuất khẩu.

  • Mỹ: Chính phủ Mỹ tuyên bố có hai loại đồ nội thất có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ được miễn thuế hải quan.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp gỗ cứng của Mỹ, thuế quan trả đũa đối với gỗ cứng của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ vẫn có hiệu lực, do trong số 850 sản phẩm mà chính phủ Trung Quốc đồng ý giảm thuế trong năm 2020 trong thỏa thuận giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung không có mặt hàng gỗ cứng.

Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.008.352