Hiệp định CPTPP: Cơ hội mở rộng kinh doanh với thị trường Canada
25/04/2019 14:01
(DNTM) Trong số 11 thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Canada là một trong những đối tác tiềm năng lớn của Việt Nam.
Đây là một trong những nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Hiệp định CPTPP: Mở rộng chân trời kinh doanh Việt Nam - Canada” do Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 25/4/2019 tại Hà Nội.
Hội thảo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nắm được các thông tin về cam kết của Hiệp định CPTPP, đặc biệt là cam kết của Việt Nam và Canada trong CPTPP; cơ hội, thách thức cũng như khả năng tận dụng CPTPP đối với doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Canada; phát triển hợp tác đầu tư Canada tại Việt Nam, đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng khu vực.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, về thương mại, Canada là một trong những thị trường có mức tăng trưởng cao của Việt Nam. Theo thống kê của Hải quan Canada, xuất nhập khẩu của hai nước đã tăng 412% trong 10 năm (2008 - 2018) và tăng tới 2.300% nếu tính từ năm 2000. Dự báo mức tăng trưởng thương mại bình quân trong những năm tới có thể đạt tới 20%.
Việt Nam cũng là đối tác thương mại phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á của Canada với kim ngạch xuất khẩu sang Canada năm 2018 cao gấp 3 lần Indonesia, Philippines, gấp 2 lần Thái Lan và Malaysia. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 1% tổng nhập khẩu của Canada. Điều này cho thấy, với khả năng cung ứng hàng hóa của Việt Nam và nhu cầu cao về hàng hóa nhập khẩu của Canada, dư địa phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang Canada vẫn còn rất lớn. Ngược lại, các sản phẩm công nghệ cao của Canada như máy móc, sản phẩm sinh họa, hóa chất, nguyên liệu cho sản xuất, chăn nuôi… luôn là những mặt hàng có nhu cầu cao tại Việt Nam.
Với CPTPP, lần đầu tiên và duy nhất đến nay Việt Nam và Canada có thỏa thuận thương mại tự do, tạo căn cứ pháp lý quan trọng hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và đầu tư của hai nước, nhất là trong bối cảnh hai nền kinh tế có tính bổ trợ cao cho nhau.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Canada cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, trong đó bao trùm 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chuyển từ mức thuế MFN trung bình 17% xuống 0%. Rõ ràng thị trường Canada đang mang lại cơ hội “có một không hai” để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là các lĩnh vực tiềm năng có thể phát triển mạnh như: thủy sản, đồ gỗ, dệt may, giày dép và hàng nông sản.
Tại Hội thảo, các diễn giả, chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chính sách thương mại, xuất nhập khẩu như: Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Thương vụ Việt Nam tại Canada, đại diện Đại sứ quan Canada tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam… đã trao đổi, giải đáp những thắc mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu về những nội dung cam kết của Hiệp định CPTPP và những lưu ý khi xuất nhập khẩu hàng hóa với thị trường Canada.

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội thảo
Đây là một trong những nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Hiệp định CPTPP: Mở rộng chân trời kinh doanh Việt Nam - Canada” do Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 25/4/2019 tại Hà Nội.
Hội thảo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nắm được các thông tin về cam kết của Hiệp định CPTPP, đặc biệt là cam kết của Việt Nam và Canada trong CPTPP; cơ hội, thách thức cũng như khả năng tận dụng CPTPP đối với doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Canada; phát triển hợp tác đầu tư Canada tại Việt Nam, đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng khu vực.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, về thương mại, Canada là một trong những thị trường có mức tăng trưởng cao của Việt Nam. Theo thống kê của Hải quan Canada, xuất nhập khẩu của hai nước đã tăng 412% trong 10 năm (2008 - 2018) và tăng tới 2.300% nếu tính từ năm 2000. Dự báo mức tăng trưởng thương mại bình quân trong những năm tới có thể đạt tới 20%.
Việt Nam cũng là đối tác thương mại phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á của Canada với kim ngạch xuất khẩu sang Canada năm 2018 cao gấp 3 lần Indonesia, Philippines, gấp 2 lần Thái Lan và Malaysia. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 1% tổng nhập khẩu của Canada. Điều này cho thấy, với khả năng cung ứng hàng hóa của Việt Nam và nhu cầu cao về hàng hóa nhập khẩu của Canada, dư địa phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang Canada vẫn còn rất lớn. Ngược lại, các sản phẩm công nghệ cao của Canada như máy móc, sản phẩm sinh họa, hóa chất, nguyên liệu cho sản xuất, chăn nuôi… luôn là những mặt hàng có nhu cầu cao tại Việt Nam.

Bà Đỗ Thị Thu Hương, Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada chia sẻ về cơ hội mở rộng kinh doanh tại thị trường Canada
Với CPTPP, lần đầu tiên và duy nhất đến nay Việt Nam và Canada có thỏa thuận thương mại tự do, tạo căn cứ pháp lý quan trọng hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và đầu tư của hai nước, nhất là trong bối cảnh hai nền kinh tế có tính bổ trợ cao cho nhau.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Canada cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, trong đó bao trùm 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chuyển từ mức thuế MFN trung bình 17% xuống 0%. Rõ ràng thị trường Canada đang mang lại cơ hội “có một không hai” để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là các lĩnh vực tiềm năng có thể phát triển mạnh như: thủy sản, đồ gỗ, dệt may, giày dép và hàng nông sản.
Tại Hội thảo, các diễn giả, chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chính sách thương mại, xuất nhập khẩu như: Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Thương vụ Việt Nam tại Canada, đại diện Đại sứ quan Canada tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam… đã trao đổi, giải đáp những thắc mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu về những nội dung cam kết của Hiệp định CPTPP và những lưu ý khi xuất nhập khẩu hàng hóa với thị trường Canada.
Tin, ảnh: Việt Hằng
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại
Tin cũ hơn
-
Nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia (KCQG) giai đoạn 2014 - 2018, từ đó xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nâng cao hiệu quả thực hiện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Chương trình, đồng thời đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ các nội dung cần thực hiện đối với Chương trình KCQG giai đoạn tiếp theo, Bộ Công Thương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Chương trình khuyến công giai đoạn 2014 – 2018.
-
Sáng ngày 23 tháng 4 năm 2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả, vì phát triển nhanh và bền vững.
-
Ngày 08 tháng 4 năm 2019, Trung Quốc ra thông báo điều chỉnh thuế hàng hóa nhập cảnh (thường được gọi là Thuế bưu chính). Thời gian áp dụng chính thức mức thuế suất mới này bắt đầu từ ngày 09 tháng 4 năm 2019.
-
(DNTM) Bộ Công Thương mới ban hành Quyết định số 940/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván gỗ công nghiệp (thường được gọi là ván gỗ MDF) có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia nhập khẩu vào Việt Nam.