VITIC
Tự hào hàng Việt

Hàng dệt may Việt Nam giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

26/08/2022 10:39

Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã từng bước hồi phục sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Hiện đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định sau khi Việt Nam triển khai tiêm vaccine thần tốc và chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19. Toàn ngành dệt may đã đạt được kết quả khả quan.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu dệt may lớn vào thị trường các nước thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EU như: Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ…

Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, quy tắc xuất xứ từ sợi, vải trở đi là khâu yếu của dệt may Việt Nam, khi Việt Nam phải nhập đến 80% vải cho may xuất khẩu. Mặc dù hiện nay, một số doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ động tìm nhiều giải pháp để phục hồi và khôi phục sản xuất, lấy lại đà tăng trưởng.
Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vẫn còn cao. Thống kê 8 tháng năm 2022, nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt 19,36 tỷ USD, tăng 9,41% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 19,63% so với cùng kỳ năm 2019.

Bảng 11: Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 8 tháng năm 2022

Mặt hàng

Tháng 8/2022

8 tháng năm 2022

Trị giá (Triệu USD)

So với T7/2022 (%)

So với T8/2021 (%)

Trị giá (Triệu USD)

So với 8T/2021 (%)

So với 8T/2019 (%)

Tổng

2.398,4

7,16

26,67

19.362,5

9,41

19,63

Vải các loại

1.204,4

5,04

19,72

10.313,1

8,28

18,30

NPL dệt, may, da, giày

574,1

5,62

29,48

4.640,9

7,62

18,14

Bông

406,2

30,78

51,62

2.549,1

19,86

33,17

Xơ, sợi dệt

213,7

-10,01

21,33

1.859,4

7,25

14,46

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Như vậy, trung bình mỗi tháng, Việt Nam phải chi hơn 2 tỷ USD để nhập nguyên liệu, bao gồm: Bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu cho các ngành dệt, may, da, giày… chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Đáng chú ý, giá nguyên phụ liệu dệt may đang tăng nhanh do giá dầu thô, giá xăng dầu biến động khiến chi phí vận tải cao…

Theo một số chuyên gia, sở dĩ việc phát triển CNHT ngành dệt may vẫn còn đang gặp khó khăn do một số địa phương chưa mặn mà với việc phát triển các dự án dệt, nhuộm, do lo ngại gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc đầu tư, phát triển cho sản xuất nguyên phụ liệu rất lớn, đòi hỏi công nghệ và vốn lớn, nhiều, nhất là DN nhỏ và vừa chưa quyết tâm hoặc chưa đủ nguồn lực.

Với thực trạng trên, VITAS đã kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” để tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung; có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm, giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do.

Trong dự thảo Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Bộ Công Thương đề ra một số giải pháp về đổi mới công nghệ, nhất là với dệt, nhuộm hoàn tất nhằm thúc đẩy CNHT ngành dệt may, lấp dần nguồn cung thiếu hụt.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, chính sách phát triển CNHT ngành dệt may cần bảo đảm các vấn đề sau: Các khu công nghiệp tập trung sản xuất nguyên phụ liệu phải có đường giao thông thuận lợi, đồng thời gắn với hệ thống cảng biển; tạo liên kết chuỗi trong dệt nhuộm gắn với các nhà máy may trong khu vực, từ đó giảm thiểu chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm; cần có cơ chế về tài chính, ưu đãi thuế cho các DN đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải.

Trong chính sách, đặc biệt là chiến lược phát triển ngành cũng cần phân rõ các vùng, địa phương trọng tâm trong quy hoạch các khu công nghiệp, các nhà máy xử lý nước thải để kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào phần cung thiếu hụt…

 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
  • Ngành da – giày đã chủ động được hơn 70% nguyên phụ liệu
    Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu da - giày trong năm 2021 vẫnđạt 17,75 tỷ USD, tăng 5,70% so với năm 2020. Bước sang năm 2022, tình hình sản xuất da – giày ổn định hơn
  • Vải thiều Hải Dương được mùa được giá
    Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm nay, toàn tỉnh hiện có 8.900 ha vải, trong đó Thanh Hà 3.250ha, thành phố Chí Linh 3.400ha, các huyện, thành phố, thị xã còn lại 2.250ha. Trà vải sớm bắt đầu thu hoạch từ ngày 1-5, thu hoạch rộ từ ngày 25/5- 05/6/2022
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.101.446