Hàn Quốc bổ sung danh sách dịch hại kiểm dịch với sản phẩm thực vật nhập khẩu
Ngày 11/11/2024, Hàn Quốc đã gửi Thông báo số G/SPS/N/KOR/212 lên WTO về việc sửa đổi danh sách đối tượng kiểm dịch. Theo đó, Cơ quan kiểm dịch động thực vật (APQA) và Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn Hà Quốc (MAFRA) đã sửa đổi danh sách đối tượng kiểm dịch dựa trên kết quả phân tích rủi ro dịch hại (PRA) phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 6 của Pháp lệnh Bộ trưởng về Luật Bảo vệ thực vật.
Việt Nam là thị trường cung cấp hàng qua quả lớn thứ 5 cho Hàn Quốc
Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 298,07 triệu USD, tăng 40,11% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong khi theo số liệu thống kê của ITC, trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp hàng rau quả lớn thứ 5 cho Hàn Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả (HS 07 và 08 trừ hạt điều) của Hàn Quốc đạt 2,26 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các thị trường cung cấp hàng rau quả chính cho Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm 2024 gồm Trung Quốc, Mỹ và Philipin.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu hàng rau quả của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 155 triệu USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần hàng rau quả Việt nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng từ 6,2% trong 9 tháng năm 2023 lên 6,8% trong 9 tháng đầu năm 2024.
Mặc dù là thị trường cung cấp hàng rau quả lớn thứ 5 cho Hàn Quốc, nhưng thị phần các nhóm hàng rau quả của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc vẫn ở mức thấp. Trong nhóm rau của, nhóm Rau, chưa nấu chín hoặc đã hấp hoặc luộc trong nước, đông lạnh (trừ khoai tây) mã HS 071080 là nhóm sản phẩm có tỷ trọng cao nhất, chiếm 5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm 2024, các nhóm sản phẩm khác đều chiếm tỷ trọng dưới 1%.
Trong nhóm trái cây và các loại hạt (trừ hạt điều), chỉ có nhóm Trái cây và các loại hạt đông lạnh, chưa nấu chín hoặc đã nấu chín bằng cách hấp hoặc luộc trong nước, có hoặc không thêm đường ... mã HS 81190 chiếm tỷ trọng 10,62%, các nhóm sản phẩm khác đều chiếm tỷ trọng rất thấp.
- Xem chi tiết tại đây;
Trần Thị Huyền (VITIC) thực hiện
-
Ngành cơ khí và luyện kim là hai ngành công nghiệp trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho nhiều ngành sản xuất khác như xây dựng, ô tô, điện tử, năng lượng, hàng không, và nhiều lĩnh vực khác. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế.
-
Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đã ban hành quy định thiết lập các tiêu chuẩn an toàn bắt buộc đối với đệm hỗ trợ trẻ sơ sinh và cũng đã sửa đổi các quy định của mình liên quan đến các cơ quan đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba để đưa tiêu chuẩn an toàn mới vào danh sách thông báo về các yêu cầu
-
EU đã phê duyệt tiêu chuẩn Châu Âu EN 12520:2024 sửa đổi tiêu chuẩn EN 12520:2015 về ghế ngồi vào tháng 9 năm 2024. Tiêu chuẩn cập nhật này đặt ra các yêu cầu mới về tính an toàn, độ bền và hiệu suất của ghế ngồi, thay thế phiên bản trước đó. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích đảm bảo rằng các sản phẩm đồ nội thất được thử nghiệm bằng các kỹ thuật tiên tiến mới nhất và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hiện hành.
-
Nhật Bản - quốc gia nhập khẩu hàng may mặc đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Liên minh châu Âu và Mỹ. Thị trường may mặc lớn của Nhật Bản tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường đáng kể cho các quốc gia sản xuất hàng may mặc trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.