Hàn Quốc áp thuế chống phá giá đối với sản phẩm công nghiệp của một số nước châu Á
Vào ngày 19/12/2024, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã đưa ra quyết định sơ bộ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa hydrocacbon nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), sau khi công ty sản xuất hóa chất và dệt may Hàn Quốc Kolon Industries cáo buộc hàng nhập khẩu giá rẻ từ hai thị trường này đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.
Ảnh: tapchicongthuong.vn
Theo quyết định này, KTC sẽ đề xuất Bộ Tài chính Hàn Quốc áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 4,45% đến 18,52% trong thời gian chờ phán quyết cuối cùng. Cuộc điều tra được khởi xướng vào tháng 8 sau khi Tập đoàn Kolon Industries đệ đơn khiếu nại về thiệt hại do hàng nhập khẩu giá rẻ gây ra trong giai đoạn 2020 - 2023.
Đồng thời, Hàn Quốc cũng quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với natri dithionit từ Trung Quốc và ván dăm từ Thái Lan. Natri dithionit được sử dụng như chất tẩy trắng và khử màu trong sản xuất các sản phẩm hóa chất và dược phẩm, trong khi ván dăm được sử dụng để sản xuất các sản phẩm gỗ, bao gồm cả đồ nội thất.
Theo Kolon Industries, từ năm 2020 đến 2023, nhựa hydrocarbon giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành. Công ty này còn cáo buộc rằng biên độ bán phá giá của các công ty Trung Quốc là 15,52%, trong khi của các công ty Đài Loan lên đến 18,52%.
Trong thông cáo báo chí của KTC liên quan đến vụ việc, Ủy viên thường trực Ủy ban Thương mại Hàn Quốc Yang Byung-nae nhấn mạnh: "Tình trạng dư cung toàn cầu có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp trong nước. Ủy ban sẽ chủ động yêu cầu áp thuế chống bán phá giá và tiến hành điều tra nhanh chóng, hiệu quả để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước khỏi hành vi bán phá giá và vi phạm bản quyền, đồng thời thiết lập một hệ thống thương mại công bằng".
Căn cứ từ những thông tin quyết định sơ bộ của KTC áp thuế chống bán phá giá đối với một số loại hành hóa từ Châu Á, các doanh nghiệp của Việt Nam có sản phẩm liên quan hoặc cùng loại cần lưu ý, kịp thời điều chỉnh chính sách để không vi phạm quy định về chống bán phá giá của Hàn Quốc.
Quang Chiến (VTIC) thực hiện
-
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ kinh tế quan trọng trong khu vực. Là hai quốc gia láng giềng với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam và Trung Quốc đã xây dựng một nền tảng hợp tác thương mại vững chắc qua nhiều thập kỷ, dựa trên sự kết nối sâu rộng về chuỗi cung ứng, hạ tầng giao thông, và các cơ chế hợp tác song phương
-
Theo quy định mới, tần suất kiểm tra đối với mặt hàng sầu riêng từ Việt Nam sẽ được nâng từ 10% lên 20%, tiếp tục áp dụng theo Phụ Lục I. Lý do cho sự thay đổi này là do tỷ lệ cảnh báo về dư lượng thuốc BVTV trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang EU vẫn còn ở mức cao. Đây là một động thái mạnh mẽ từ EU nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng sản phẩm nhập khẩu, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
-
Ngày 24 tháng 12 năm 2024, trên cơ sở xem xét kết luận của cơ quan điều tra, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3453/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức trong vòng 5 năm đối với một số sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
-
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Pháp đạt 3.111,67 triệu USD. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng tháng đạt khoảng 7,61%, cho thấy sự cải thiện ổn định về hiệu quả thương mại và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Pháp