Hải Dương kêu gọi đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ
14/04/2020 14:55
Theo báo cáo của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, hiện nay, toàn tỉnh có 18 Khu công nghiệp (KCN), trong đó có 10 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 80%, ngoài ra có 45 cụm công nghiệp. Hải Dương hiện có khoảng 15.000 DN đang hoạt động với số vốn đăng ký 164.000 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 454 DN có vốn đầu tư nước ngoài FDI đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đầu tư đăng ký 8,4 tỷ USD. Tỉnh đã phát triển CNHT trên 3 lĩnh vực là cơ khí chế tạo, điện - điện tử, dệt may - da giầy với tổng số khoảng 130 DN tham gia. Tốc độ tăng trưởng giá trị của CNHT đạt trên 15,4%.
Tuy nhiên, ngành CNHT của tỉnh mới tập trung chủ yếu vào các DN FDI, các DN trong nước còn nhiều hạn chế và yếu kém. Hầu hết các DN trong nước trong lĩnh vực CNHT chủ yếu là gia công và lắp ráp các sản phẩm giản đơn, trình độ công nghệ thấp. Do đó, các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất dẫn đến rất khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia vào hệ thống chuỗi sản xuất sản phẩm CNHT của các tập đoàn lớn.
Những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định về phát triển ngành CNHT với mục tiêu năm 2030, phấn đấu có 2.000 DN hỗ trợ đủ năng lực cung ứng cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia và giá trị sản xuất của CNHT của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Và Hải Dương cần khẩn trương ban hành Đề án phát triển CNHT đến năm 2025, rà soát và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ có hiệu quả DN nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ. Với mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2035, đặc biệt đưa ngành CNHT của tỉnh sớm trở thành ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, tham gia vào việc sản xuất và cung cấp các linh kiện phụ tùng... cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, khu vực lân cận và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, kêu gọi các DN, các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển CNHT và cam kết sẽ luôn nhất quán trong chính sách thu hút đầu tư và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư sản xuất, kinh do- anh có hiệu quả.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Tuy nhiên, ngành CNHT của tỉnh mới tập trung chủ yếu vào các DN FDI, các DN trong nước còn nhiều hạn chế và yếu kém. Hầu hết các DN trong nước trong lĩnh vực CNHT chủ yếu là gia công và lắp ráp các sản phẩm giản đơn, trình độ công nghệ thấp. Do đó, các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất dẫn đến rất khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia vào hệ thống chuỗi sản xuất sản phẩm CNHT của các tập đoàn lớn.
Những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định về phát triển ngành CNHT với mục tiêu năm 2030, phấn đấu có 2.000 DN hỗ trợ đủ năng lực cung ứng cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia và giá trị sản xuất của CNHT của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Và Hải Dương cần khẩn trương ban hành Đề án phát triển CNHT đến năm 2025, rà soát và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ có hiệu quả DN nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ. Với mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2035, đặc biệt đưa ngành CNHT của tỉnh sớm trở thành ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, tham gia vào việc sản xuất và cung cấp các linh kiện phụ tùng... cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, khu vực lân cận và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, kêu gọi các DN, các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển CNHT và cam kết sẽ luôn nhất quán trong chính sách thu hút đầu tư và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư sản xuất, kinh do- anh có hiệu quả.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Phòng TTCN
Tin cũ hơn
-
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 01 năm 2020, sản lượng các sản phẩm CNHT ngành ô tô giảm so cùng kỳ năm 2019 như: Bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ đạt gần 9 triệu bộ, giảm 17,37%
-
Năm 2019, dệt may Việt Nam tiếp tục xuất siêu ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 39 tỷ USD
-
Trong 10 tháng đầu năm nay, sản lượng một số sản phẩm CNHT ngành ô tô tăng so cùng kỳ năm 2018 như: Cao su tổng hợp và các chất thay thế cao su dẫn xuất từ dầu, ở dạng nguyên sinh hoặc tấm lá hoặc dải đạt 51,77 nghìn tấn, tăng 13,85%; Bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ đạt 102,26 triệu bộ, tăng 11,44%.
-
Bản tin có một số tin đáng lưu ý: Công nghiệp hỗ trợ điện tử vượt bão để duy trì tăng trưởng; Bộ vi xử lý dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu; Nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô các loại từ Hàn Quốc tăng 42,8%; Xác định quy tắc xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hiệp định CPTPP ...