VITIC
Xuất nhập khẩu

Giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao

24/07/2024 09:35

Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng đã có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có Công văn số 5178/BCT-XNK ngày 19/7/2024 gửi các Hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu; các Hiệp hội lĩnh vực logistics; Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam; Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam; Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam về giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao. Bộ Công Thương đề nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp triển khai 6 giải pháp sau:


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Thứ nhất, phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics. Các Hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu làm việc với các Hiệp hội lĩnh vực logistics, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam nhằm nâng cao năng lực, tập hợp doanh nghiệp hội viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vận chuyển, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá làm cơ sở ký kết hợp đồng dài hạn với hãng tàu, glảm thiểu tối đa tác động của giá cước, phụ phí trong giai đoạn thị trường quốc tế nhiều diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay.
 
Thứ hai, phân luồng hàng hóa và tuyến đường thay thế. Bên cạnh tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế, trong đó có tuyến đường vận tải đa phương thức kết hợp, đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó đi đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ sang châu Âu.
 
Thứ ba, tăng cường tận dụng ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do (FTA). Các Hiệp hội ngành hàng xuất nhập khâu phối hợp với Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan tăng cường phổ biến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về các quy định của các FTA nhằm tạo thuận lợi thương mại, nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này.
 
Thứ tư, giải quyết hàng hóa xuất nhập khẩu tồn đọng. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan hải quan, doanh nghiệp khai thác cảng đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hóa tồn đọng tại các cảng, góp phần thúc đẩy luồng hàng lưu thông và nâng cao năng lực xử lý hàng hóa tại cảng.
 
Thứ năm, hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các Hiệp hội ngành hàng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tăng cường tuyên truyền và nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khâu vừa và nhỏ trong đàm phán, ký kết các hợp đỏng mua bán ngoại thương và hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro và tổn thất khi có sự cố, đặc biệt đối với hàng hoá đường biển đi qua tuyến đường có mức độ rủi ro cao.
 
Thứ sáu, xây dựng kế hoạch phòng ngừa và phản ứng nhanh. Các Hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các sự cố phức tạp, khó lường tương tự trong tương lai.


 

Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp 

Tin cũ hơn
  • “Xanh hóa” ngành dệt may góp phần mở rộng thị phần tại thị trường EU
    Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đạt gần 1,91 tỷ USD, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 11,54% trong tổng kim ngạch của Việt Nam sang thị trường này.
  • 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Úc tăng trưởng gần 30% so với cùng kỳ
    Trong thời gian gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Úc đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện, phản ánh sự tương tác ngày càng sâu rộng và đa dạng giữa hai nền kinh tế. Nền tảng của mối quan hệ này được củng cố thông qua Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) và Hiệp định CPTPP. Nhờ những hiệp định này, các rào cản thương mại được giảm bớt, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường của nhau.
  • Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc trong năm 2024
    Việt Nam và Cộng hòa Séc (Séc) có quan hệ hữu nghị truyền thống hơn 70 năm, Séc là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).
  • Tiếp tục khai thác cơ hội xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE
    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) là một trong những khách hàng tiêu thụ nhiều cá tra Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng là nguồn cung cá tra lớn hàng đầu cho thị trường này (cùng với Thái Lan, Ấn Độ và Na Uy), chiếm 40 - 50% thị phần tại UAE.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.059.116