VITIC
Thị trường thế giới

Gia tăng tiềm năng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh

27/09/2024 16:43

Theo số liệu ước tính của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), với kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt gần 1,4 tỷ USD/tháng, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023.


 

Ảnh minh họa

Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 7,84 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2023; gỗ nguyên liệu 3,533 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023; lâm sản ngoài gỗ 777 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2023.
 
Đáng chú ý, trong 8 tháng năm 2024, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Anh, chiếm 91,5% tổng trị giá xuất khẩu.
 
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong tháng 8/2024 đạt 20,8 triệu USD, tăng 18,6% so với tháng 8/2023. Tính chung 8 tháng năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh đạt 145,7 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
 
Ngoài ra, còn một số mặt hàng khác cũng xuất khẩu tới thị trường Anh nhưng trị giá chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ như gỗ, ván và ván sàn; cửa gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ, khung gương…
 
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng mang lại giá trị gia tăng cho ngành gỗ, vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này tới Anh góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng tốt trong năm 2024.
 
Trên thị trường thế giới, Anh nằm trong nhóm 5 thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất thế giới, do đó có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này tới Anh.
 
Ngoài ra, sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực vào cuối năm 2020, nhiều mặt hàng gỗ có thuế suất 0% trong vòng 5 năm, điều này cũng mang lại cơ hội tích cực cho ngành gỗ của Việt Nam.
 
Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng thách thức khi đưa hàng hoá Việt Nam vào thị trường này khá lớn trong bối cảnh thương mại quốc tế tăng yếu, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và xung đột địa chính trị leo thang. Nhu cầu thị trường Anh giảm do lạm phát cao và người dân thắt chặt chi tiêu bởi tâm lý lo ngại về chi phí sinh hoạt cao và tình hình kinh tế bấp bênh.
 
Cùng với đó, thị trường Anh có yêu cầu chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. Luật về chống mất rừng và suy thoái rừng cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu các sản phẩm gỗ.
 
Những yêu cầu về chứng chỉ xanh, thương mại công bằng ngày càng được ưa chuộng và áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, khiến các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn, làm tăng chi phí và giá thành sản phẩm. Xung đột biển Đỏ đã đẩy cước vận tải và kéo dài thời gian vận tải biển, giá containers tăng mạnh đang là trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu.
 
Để đẩy mạnh xuất khẩu tới thị trường tại Anh và tận dụng hiệu quả những lợi ích mà Hiệp định UKVFTA mang lại, theo Cục Xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải nắm bắt các quy định về tiêu chuẩn mới của thị trường và xu thế tiêu dùng để cải tiến công nghệ, chất lượng mẫu mã sản phẩm phù hợp; đầu tư và sử dụng các phương tiện, công cụ marketing số hiện đại để tăng cường quảng bá sản phẩm; tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Anh.
 
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng năm 2024 của Việt Nam và Vương quốc Anh tăng trưởng khởi sắc, đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 5,05 tỷ USD, tăng 23,5%; nhập khẩu đạt 521 triệu USD, giảm nhẹ 2%.Thặng dư thương mại đạt 4,5 tỷ USD.
 
Với kim ngạch xuất khẩu như trên, Vương quốc Anh hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, sau Hà Lan và Đức.
 
Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt hơn 7,1 tỷ USD, tăng 4,5%. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 6,3 tỷ USD, tăng 4,6%, nhập khẩu đạt 795,5 triệu USD, tăng 3,2%.
 
Thị trường Anh là một trong số nhỏ các thị trường hiếm hoi có số liệu thương mại hai chiều tăng trong bối cảnh sụt giảm mạnh của xuất nhập khẩu của Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong năm 2023. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Thế giới giảm 6,9%, trong đó giảm 4,6% ở thị trường châu Âu và giảm 5,8% đối với các nước trong khối EU.




 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Triển khai hàng hoạt chương trình quảng bá trái dừa Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
    Từ ngày 24 đến 29/9, Hiệp hội Dừa Việt Nam dẫn đoàn gồm 11 doanh nghiệp và 6 hợp tác xã nông nghiệp ngành dừa của các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh tham gia một loạt hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại tại Trung Quốc.
  • Khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ Thái Lan và Trung Quốc
    Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 25/9/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được phân loại theo các mã HS 4411.12.00, 4411.13.00, 4411.14.00, 4411.92.00, 4411.93.00 và 4411.94.00 (mã vụ việc: AD21).
  • Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu
    Trước tình hình giá cà phê tăng cao, Chính phủ Algeria đã ban hành nghị định số 24-279 ngày 20/8/2024 quy định giá trần đối với cà phê tiêu thụ và biên độ lợi nhuận trần khi nhập khẩu cũng như phân phối, bán buôn và bán lẻ mặt hàng này trên thị trường sở tại.
  • Mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam và Belarus
    Ngày 23/9, Lễ khai mạc “Những ngày Minsk tại TP. Hồ Chí Minh” và “Diễn đàn doanh nghiệp Belarus - Việt Nam” đã được diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Belarus tại TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan Tiếp thị và Nghiên cứu Giá cả Quốc gia - Belarus và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP. Hồ Chí Minh tổ chức; với mục tiêu thúc đẩy thương mại giữa Belarus và Việt Nam, trong đó, tập trung kết nối giao thương các ngành hàng bao gồm: Thương mại, dịch vụ, dệt may, thực phẩm, tài chính, cơ khí, giáo dục, logistic, y tế...
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.995.939