VITIC
Thị trường thế giới

Gia tăng cơ hội cho sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc

24/05/2024 14:31

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 4/2024, giá nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan tại thị trường này là 5,80 USD/kg, tăng nhẹ so với mức trung bình chung là 5,38 USD/kg.

Ngược lại, sầu riêng Việt Nam được nhập khẩu với giá 4,22 USD/kg. Nhìn chung, giá sầu riêng giảm đáng kể so với tháng 3, khi sầu riêng Thái Lan nhập khẩu ở mức 6,49 USD/kg, sầu riêng Việt Nam ở mức 5,23 USD/kg và giá nhập khẩu trung bình trong tháng đạt 5,63 USD/kg.


Vườn sầu riêng tại nhà vườn ở Tây Nguyên sắp cho thu hoạch. Ảnh: Thi Hà ​- Nguồn: Báo VnExpress

Theo South China Morning Post (SCMP), đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt hồi tháng 4 và những ngày đầu tháng 5 vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quả sầu riêng cũng như sản lượng, khiến phần lớn không đủ chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc. Điều này khiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng từ Thái Lan vào Trung Quốc giảm đến 49% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, Thái Lan là nguồn cung sầu riêng lớn nhất, chiếm thị phần đến 66%.
 
Ngược lại, trong 4 tháng qua, nguồn cung sầu riêng từ Việt Nam vào Trung Quốc tăng đến 82% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, từ tháng 4 do sầu riêng Việt Nam và Thái Lan vào chính vụ thu hoạch nên nguồn cung đã tăng trở lại. Trong tháng 4, giá sầu riêng Việt Nam bán vào thị trường Trung Quốc thấp hơn đến 1,16 USD so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan. Điều này đã giúp sầu riêng Việt Nam nhanh chóng mở rộng thị phần tại thị trường Trung Quốc.
 
Bất chấp nắng nóng, sầu riêng Việt Nam đang “nhỉnh hơn” của Thái Lan do chi phí sản xuất tại Việt Nam thấp hơn. Các nhà xuất khẩu sầu riêng Việt Nam cũng có lợi thế về giá cả, khi chỉ cần vận chuyển sầu riêng qua cửa khẩu biên giới ở phía Bắc, thay vì chuyển qua 2 hoặc 3 cửa khẩu như sầu riêng từ Thái Lan.
 
Nhiều chuyên gia Việt Nam nhận định, thị trường sầu riêng Trung Quốc còn tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Được biết, sầu riêng vẫn là một món quà tặng vô cùng phổ biến cho các cặp vợ chồng và gia đình thông gia tại Trung Quốc, đặc biệt khi nước này bước vào mùa cưới trong vài tháng tới đây. Việc quan trọng với ngành hàng sầu riêng Việt Nam không phải là cạnh tranh với Thái Lan mà cần nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Có thể trong 5 năm tới, thị phần sầu riêng của Thái Lan ở Trung Quốc chỉ còn 53% so với mức 66% hiện nay vì sự vươn lên mạnh mẽ của sầu riêng Việt Nam.
 
Ông Đặng Phúc Nguyên - tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam - cho biết sầu riêng Việt Nam có lợi thế sản lượng dồi dào, cho thu hoạch quanh năm, đặc biệt sầu riêng trái vụ không bị cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan. Ngoài ra, một lợi thế của sầu riêng khi xuất khẩu sang Trung Quốc là thời gian vận chuyển nhanh hơn nên giá thành cạnh tranh. Đây là những yếu tố giúp cho sầu riêng Việt Nam tạo được bước tiến lớn tại thị trường Trung Quốc chỉ sau chưa đầy 2 năm gia nhập thị trường 1,4 tỉ dân này.

 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Argentina duy trì vị trí là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Mỹ Latinh
    Việt Nam và Argentina đã có hơn 50 năm xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị. Argentina là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973. Năm 2010, Việt Nam và Argentina đã nâng tầm quan hệ lên Đối tác toàn diện, nhờ đó hợp tác giữa hai quốc gia ngày càng có những bước phát triển mới tích cực trên nhiều lĩnh vực. Phía Argentina luôn mong muốn sớm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương và tạo nền tảng kinh tế vững chắc tại mỗi quốc gia.
  • Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra CBPG nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam
    Ngày 7 tháng 5 năm 2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận sơ bộ của vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam.
  • Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 3 của Lào trong 4 tháng đầu năm 2024
    Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây, thể hiện qua nhiều chỉ số kinh tế và các thỏa thuận hợp tác. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động, Việt Nam và Lào đã không ngừng củng cố và mở rộng hợp tác thương mại song phương. Nhờ đó, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào đã tăng trưởng ổn định qua các năm.
  • Giá hàng hoá tăng trở lại, đầu tư hàng hóa tăng trưởng mạnh
    Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới giao dịch sôi động trong tuần vừa qua (13/5 – 19/5). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh 1,85% lên 2.344 điểm. Trong số 31 mặt hàng đang giao dịch tại MXV,
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.415.701