VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Giá lương thực thế giới tăng cao- nhiều nước hạn chế xuất khẩu

25/04/2020 13:34
TỔNG QUAN CHUYÊN NGÀNH
 
TRONG NƯỚC:
Lượng nhập khẩu lúa mì về Việt Nam trong tháng 3/2020 ước đạt 180 nghìn tấn, trị giá 43 triệu USD, giảm 45,7% về lượng và giảm 47,9% về trị giá so với tháng trước, tăng 30,2% về lương và tăng 13,8% về trị giá so với tháng 3/2019. Tính chung quý I năm 2020, lượng nhập khẩu lúa mỳ đạt 888 nghìn tấn, trị giá 221 triệu USD, tăng 89% về lương và tăng 67,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Lượng nhập khẩu lúa mỳ về Việt Nam trong những tháng tới đạt từ 300- 400 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình từ 240-250 USD/tấn.


 
Lượng nhập khẩu DDGS của Việt Nam trong tháng 2 năm 2020 đạt 68,2 nghìn tấn, trị giá 15,6 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 4,6% về trị giá so với tháng trước, giảm 26,9% về lượng và giảm 28,6% về trị giá so với tháng 2/2019.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu DDGS đạt 134,3 nghìn tấn, trị giá 30,6 triệu USD, giảm 38,2% về lượng và giảm 40,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Lượng nhập khẩu cám ngô của Việt Nam trong tháng 2 năm 2020 đạt 11,4 nghìn tấn, trị giá 2,2 triệu USD, tăng 15,9% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với tháng trước, giảm 10,2% về lượng nhưng tăng 4,2% về trị giá so với tháng 2/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu cám ngô đạt 20,9 nghìn tấn, trị giá 4,1 triệu USD, giảm 45,7% về lượng và giảm 37,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
 
Lượng nhập khẩu bột gluten ngô của Việt Nam trong tháng 2 năm 2020 đạt 2,9 nghìn tấn, trị giá 1,6 triệu USD, giảm 24,5% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với tháng trước, tăng 48,8% về lượng và 47,1% về trị giá so với tháng 2/2019. Giá nhập khẩu bột gluten ngô trong tháng 2 năm 2020 ở mức 561 USD/tấn, tăng
 
6,9% so với tháng trước nhưng giảm 1,2% so với tháng 2/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu bột gluten ngô đạt 6,8 nghìn tấn, trị giá 3,7 triệu USD, tăng 70,3% về lượng và tăng 59,4% về trị giá so với cùng kỳ năm  2019.
 
Trong 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 199,5 nghìn tấn với trị giá 44,5 triệu USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Tính riêng trong tháng 2/2020, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc đạt 107,6 nghìn tấn với trị giá 26,1 triệu USD, tăng 17,5% về lượng và tăng 42,6% về trị giá so với tháng 1/2020; tăng 76,8% về trị giá và tăng 74,3% về lượng so với tháng 2/2019.
 
THẾ GIỚI:
Tuần đầu tháng 4/2020, giá lúa mỳ tại các thị trươờng tăng so với tuần đầu tháng 3/2020 do ảnh hươởng của dịch Covid- 19 lan rộng toàn cầu gây yếu tố tâm lý tăng tích trữ lương thực từ các nươớc làm giá gạo, lúa mỳ thế giới tăng. Giá lúa mỳ thế giới trong thời gian tới dự kiến chững lại do nguồn cung vẫn dồi dào, trong khi nhu cầu nhập khẩu chỉ tăng trong ngắn hạn, chủ yếu do yếu tố tâm lý.
 
Theo báo cáo mới nhất của USDA (trong tháng 4/2020), sản lương lúa mỳ toàn cầu niên vụ 2019/20 dự kiến đạt mức cao kỷ lục là 764,5 triệu tấn, tăng 0,5 triệu tấn so với dự báo trươớc và tăng 67 triệu tấn so với niên vụ 2018/19. Tiêu thụ lúa mỳ toàn cầu niên vụ 2019/20 dự báo tăng lên mức cao kỷ lục do sản lương tăng và giá cạnh tranh hơn so với ngô, đạt 754,9 triệu tấn, tăng 17,5 triệu tấn so với niên vụ trươớc. Trong đó, tiêu thụ của Trung Quốc đạt 128 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với niên vụ trước.
 
Tuần đầu tháng 4/2020, giá xuất khẩu DDGS 35 profat giao tháng 4/2020 của Mỹ sang thị trươờng châu Á tăng từ 40- 50 USD/tấn so với tuần đầu tháng 3/2020 do nguồn cung DDGS giảm. Giá xuất khẩu DDGS của Mỹ sang các thị trươờng trong tháng tới dự kiến vẫn duy trì ở mức cao do Mỹ giảm sản xuất ethanol, làm nguồn cung DDGS giảm và dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu sẽ ảnh hươởng đến tình hình vận chuyển hàng hóa trở nên khó khăn hơn làm tăng chi phí logistics.
 
Giá của các loại lương thực chính, đặc biệt là gạo và lúa mỳ đang tăng cao trên thị trươờng thế giới do tác động của đại dịch Covid-19. Báo cáo mới nhất của trang mạng Bloomberg Tax cho biết, giá gạo của Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai

thế giới, đã đạt đỉnh trong sáu năm qua. Hợp đồng lúa mỳ theo kỳ hạn tại Chicago - là cơ sở tham chiếu cho toàn thế giới, đã tăng hơn 8% trong tháng 3/2020, trong khi lúa mỳ cứng Canada - loại ngũ cốc đươc sử dụng để chế biến mỳ ống và món cous-cous, đã tăng cao nhất kể từ tháng 8/2017.
 
Nhập khẩu bột cá từ châu Phi của Trung Quốc đã tăng mạnh trong hơn một thập kỷ qua và nhập khẩu từ châu Á trong năm 2019 cũng tăng gấp 6 lần so với một thập kỷ trươớc. Theo số liệu của Cơ quan hải quan Trung Quốc, năm 2019, Trung Quốc đã nhập khẩu 95.000 tấn bột cá từ châu Phi, tăng 16% so với năm 2018. Năm 2009, Trung Quốc chỉ nhập 13.200 tấn từ châu Phi. Trong năm 2019, nhập khẩu bột cá từ châu Á tăng 4% so với năm 2018 lên mức 251.000 tấn. Năm 2009, Trung Quốc chỉ nhập 38.000 tấn từ châu Á.
 
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, nươớc này vẫn đảm bảo đủ nguồn cung các ngũ cốc chính để đáp ứng nhu cầu trong nươớc và không lo bị thiếu, dù không có bất kỳ hợp đồng nhập khẩu nào. Dự trữ lúa mì, ngô và gạo của nươớc này tính đến cuối năm 2019 đạt trên 280 triệu tấn, trong khi tiêu thụ bình quân hàng năm là trên 200 triệu tấn. Do đó, ngươời tiêu dùng Trung Quốc không cần phải lo lắng về khả năng thiếu hụt nguồn cung ngũ cốc hoặc giá cả tăng cao.

Để có thông tin chi tiết của bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 
Phòng TTXNK

 
Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.000.100