VITIC
Thị trường thế giới

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động mạnh

27/05/2024 10:31
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Rau quả tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Sữa và sản phẩm sữa tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Thịt và sản phẩm thịt tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;
- Xem th
êm xuất nhập khẩu
mặt hàng Sắt thép tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Nhựa, hoá chất tại đây;

- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Máy tính, linh kiện điện tử tại đây;
- Xem thêm
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 4 và 4 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
tại đây;




Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa tuần trước với những biến động rất mạnh. Tuy nhiên, sự trái chiều ở nhiều mặt hàng quan trọng khiến chỉ số MXV-Index thay đổi không đáng kể, chốt tuần tăng chưa đến 0,1% lên 2.345 điểm.  
Giá nguyên liệu công nghiệp tăng mạnh
 
Đáng chú ý, chỉ số MXV-Index nhóm Nguyên liệu công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, cho thấy xu hướng tăng ổn định của giá nhiều mặt hàng quan trọng trong nhóm. Chốt tuần, ngoại trừ dầu cọ, 8 mặt hàng còn lại đồng loạt tăng mạnh. Giá ca cao tăng vọt 12,87%, dẫn đầu đà tăng thị trường trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu vẫn chưa có tín hiệu hạ nhiệt. Bông, đường, cao su, cà phê cũng đều đón nhận lực mua tích cực. 
 
Giá bông kết thúc tuần tăng mạnh hơn 6% từ mức thấp nhất trong hơn 1 năm. Doanh số bán hàng bông vụ 2023-2024 của Mỹ tăng trở lại, phản ánh nhu cầu về bông đang có sự phục hồi. Trong báo cáo xuất khẩu bông hàng tuần kết thúc ngày 16/5, Mỹ bán 202.900 kiện bông, tăng lần lượt 30% và 19% so với tuần trước và mức trung bình 4 tuần gần nhất.  
 
Hơn thế, thị trường đang dần nhận thấy sự gia tăng nhu cầu về bông tại Trung Quốc, thị trường tiêu thụ và nhập khẩu bông lớn nhất thế giới.  
 
Thị trường cà phê nhanh chóng lấy lại đà tăng với Robusta tăng 10,6%, Arabica tăng 5,6%. Nguồn cung kém tích cực tại các quốc gia sản xuất chính đang gây tâm lý lo ngại thiếu hụt cà phê trên thị trường, từ đó hỗ trợ giá tăng trở lại. Trong báo cáo kết quả khảo sát mùa vụ 2024 lần thứ 2, Cơ quan Cung ứng mùa vụ thuộc chính phủ Brazil CONAB nâng dự sản lượng cà phê Robusta lên 58,8 triệu bao, tăng nhẹ so với mức 58,1 triệu bao trước đó.  
 
Tuy vậy, CONAB hạ dự báo sản lượng cà phê Robusta của quốc này 600.000 bao, xuống còn 16,7 triệu bao trong báo cáo mới nhất.  
 
Ngoài ra, thông tin từ nông dân Brazil cho biết, hoạt động thu hoạch cà phê Arabica của họ đang diễn ra khá chậm chạp và kích thước quả nhỏ có thể ảnh hưởng đến sản lượng năm nay.  
 
Cùng với đó, StoneX ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam có thể chỉ đạt 24 triệu bao, là mức thấp nhất trong 4 năm qua. Giới phân tích cho biết, biến đổi khí hậu khiến nguồn cung giảm tại Việt Nam.  
 
Trên thị trường nội địa, ghi nhận vào cuối tuần trước (25/5), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tăng thêm 1.500 đồng/kg, đưa giá thu mua cà phê trong nước lên mức 114.500 – 116.000 đồng/kg. So với 1 tuần trước đó, giá cà phê nội địa đã tăng mạnh khoảng 12.000 đồng/kg.
 
Giá lúa mì nhảy vọt
 
Giá lúa mì dẫn dắt đà tăng trong nhóm nông sản khi nhảy vọt hơn 7%, chạm mốc cao nhất kể từ giữa tháng 8/2023. Mối lo ngại về triển vọng mùa vụ kém tích cực tại các nước sản xuất lớn vẫn là yếu tố giúp nâng đỡ giá trong tuần qua.
 
Theo Bộ Nông nghiệp Nga, ước tính đến nay đã có khoảng 900.000 héc-ta diện tích ngũ cốc tại quốc gia xuất khẩu hàng đầu này đã bị thiệt hại bởi sương giá vào đầu tháng 5. Trước đó, 8 khu vực sản xuất chính cũng đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về sương giá trên diện rộng, đẩy mối ngại về nguồn cung thắt chặt hơn lên cao.  
 
Rủi ro nguồn cung tại khu vực Biển Đen đã khiến Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2024 - 2025 xuống còn 795 triệu tấn. Theo đó, sản lượng lúa mì tại Nga và Ukraine dự kiến giảm xuống 85,5 và 23,7 triệu tấn, từ mức 90,4 và 24,5 triệu tấn được đưa ra trước đó. Lo ngại về nguồn cung đã đẩy giá lúa mì quay trở lại xu hướng và ghi nhận tuần tăng thứ 5 trong vòng 6 tuần vừa qua. 
 
MXV cho biết, tuần này dự báo sẽ là một tuần rất sôi động của thị trường nông sản. Các Sở Giao dịch tại Mỹ phần lớn sẽ đóng cửa nghỉ lễ trong hôm nay (27/5), và khi mở cửa trở lại từ ngày mai, nhóm nông sản có thể sẽ đón nhận lực mua mạnh, bởi tình trạng thu hoạch chậm trễ ở Brazil có thể ảnh hưởng tới nguồn cung trong giai đoạn giữa năm, giai đoạn mà nhu cầu nhập khẩu từ các nước Đông Á và Đông Nam Á thường rất lớn. 
 
Đây là điều các nhà máy TĂCN cần phải đặc biệt lưu ý, bởi việc mua hàng của Nam Mỹ hay Mỹ sẽ không chỉ phụ thuộc vào giá, mà còn phụ thuộc vào thời gian hàng về để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.


 
Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Link nguồn
Tin cũ hơn
  • Gia tăng cơ hội cho sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
    Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 4/2024, giá nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan tại thị trường này là 5,80 USD/kg, tăng nhẹ so với mức trung bình chung là 5,38 USD/kg. Ngược lại, sầu riêng Việt Nam được nhập khẩu với giá 4,22 USD/kg. Nhìn chung, giá sầu riêng giảm đáng kể so với tháng 3, khi sầu riêng Thái Lan nhập khẩu ở mức 6,49 USD/kg, sầu riêng Việt Nam ở mức 5,23 USD/kg và giá nhập khẩu trung bình trong tháng đạt 5,63 USD/kg.
  • Argentina duy trì vị trí là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Mỹ Latinh
    Việt Nam và Argentina đã có hơn 50 năm xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị. Argentina là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973. Năm 2010, Việt Nam và Argentina đã nâng tầm quan hệ lên Đối tác toàn diện, nhờ đó hợp tác giữa hai quốc gia ngày càng có những bước phát triển mới tích cực trên nhiều lĩnh vực. Phía Argentina luôn mong muốn sớm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương và tạo nền tảng kinh tế vững chắc tại mỗi quốc gia.
  • Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra CBPG nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam
    Ngày 7 tháng 5 năm 2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận sơ bộ của vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam.
  • Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 3 của Lào trong 4 tháng đầu năm 2024
    Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây, thể hiện qua nhiều chỉ số kinh tế và các thỏa thuận hợp tác. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động, Việt Nam và Lào đã không ngừng củng cố và mở rộng hợp tác thương mại song phương. Nhờ đó, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào đã tăng trưởng ổn định qua các năm.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.056.630