Giá dầu tăng mạnh do lo ngại căng thẳng Trung Đông
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới đã bật tăng mạnh sau khi thủ lĩnh lực lượng Hamas bị ám sát ngay tại thủ đô Tehran (Iran).
Trên thị trường năng lượng, Giá dầu thế giới đã bật tăng mạnh sau khi thủ lĩnh lực lượng Hamas bị ám sát ngay tại thủ đô Tehran (Iran), làm dấy lên những lo ngại về việc căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
Ảnh cắt màn hình VTV
Chốt phiên, giá dầu WTI giao tháng 9 đã bật tăng trên 4% lên 77,76 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9 cũng tăng 2,68%. Những lo ngại về căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran - một trong những quốc gia sản xuất dầu hàng đầu khu vực đã gia tăng, sau vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của phong trào Hamas. Một số ý kiến lo ngại, các diễn biến này có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Tuy vậy, nhiều chuyên gia kỳ vọng, áp lực này sẽ không kéo dài, do đến nay vẫn chưa có sự gián đoạn nào về mặt nguồn cung.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 3,4 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn gấp ba lần mức giảm 1,1 triệu thùng mà các nhà phân tích dự kiến trong cuộc thăm dò của hãng tin Reuters. Dự trữ dầu của Mỹ đã giảm trong tuần thứ năm liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 1/2021.
Chỉ số đồng USD giảm 0,4% cũng hỗ trợ thị trường dầu. Đồng USD yếu hơn có thể thúc đẩy nhu cầu dầu, khiến hàng hóa được giao dịch bằng đồng bạc xanh này rẻ hơn cho những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Tuy vậy, những lo ngại về nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đã hạn chế mức tăng của dầu. Và hoạt động sản xuất của các thành viên Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, cũng gây áp lực lên giá. Các bộ trưởng hàng đầu của OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến của ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) vào ngày 1/8.
Nguồn: VTV.vn
Link nguồn
-
Cục Quản lý Tiêu chuẩn hóa Trung Quốc đã ban hành tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia GB/T 22849-2024 - Áo thun dệt kim - như một phần trong thông báo số 1 của Trung Quốc về các tiêu chuẩn quốc gia được phê duyệt vào năm 2024. Tiêu chuẩn mới thay thế phiên bản trước đó, GB/T 22849 - 2014 và sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10 năm 2024.
-
Ngày 23/6/2023, EU đã ban hành quy định chống mất rừng (EUDR) nhằm ngăn các mặt hàng nông sản không được kiểm soát hoặc bất hợp pháp thâm nhập vào thị trường châu Âu. Quy định này được áp dụng từ tháng 01/2025 với việc cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng (cà phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, ca cao và đậu) vào EU nếu quá trình sản xuất các mặt hàng này gây mất rừng.
-
Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đã xác nhận một số bản sửa đổi gần đây đối với Quy cách An Toàn Tiêu dùng Tiêu Chuẩn ASTM dành cho xích đu trẻ sơ sinh và nôi, cải thiện tính an toàn của các sản phẩm này nhằm giải quyết các mối nguy hiểm mắc kẹt và siết cổ do các lỗ hở do dây đai buộc có thể tiếp cận được tạo ra bên dưới xích đu và các bộ phận khác của sản phẩm.
-
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam đạt 4,28 tỷ USD, tăng 3,4% so với tháng 5/2024 và tăng 32% so với tháng 6/2023; chiếm tỷ trọng 12,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước