VITIC
Thị trường thế giới

Giá cà phê Robusta tạo đỉnh lịch sử mới

11/07/2024 09:00

- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Rau quả tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Nông sản khác tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Thịt và sản phẩm thịt t
ại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón
tại đây;
- Xem thêm
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 6 và 6 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo tại đây;



Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua (9/7) với diễn biến phân hoá rõ rệt. Sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 3 nhóm hàng hóa nguyên liệu là nông sản, năng lượng và kim loại. Tuy nhiên, đà tăng mạnh của các mặt hàng trong nhóm nguyên liệu công nghiệp đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều tăng 0,67% lên 2.269 điểm.


Ảnh chụp màn hình VTV

Rất nhiều mặt hàng biến động mạnh trong phiên hôm qua, trong đó nguyên liệu công nghiệp là nhóm mặt hàng ghi nhận các mức tăng lớn nhất, dẫn dắt xu hướng chung toàn thị trường. Đáng chú ý, giá cà phê Arabica tăng mạnh 5,82%, chạm mức cao nhất trong 2 năm. Đồng thời, giá cà phê Robusta bật tăng 6,58%, vượt mức đỉnh lịch sử được thiết lập vào tháng 4.

MXV cho biết, hỗ trợ kép từ yếu tố cung cầu và vĩ mô đã thúc đẩy lực mua trên thị trường cà phê trong phiên hôm qua. 

Nguồn cung trong nước eo hẹp đã tạo áp lực lên hoạt động xuất khẩu cà phê. Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cà phê nước ta đã giảm 3 tháng liên tiếp, chỉ đạt 70.202 tấn trong tháng 6, tương đương giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung trong nửa đầu năm nay, nước ta mới xuất đi 893.820 tấn cà phê, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước.  

Bên cạnh đó, kết phiên 8/7, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US tiếp tục đánh mất thêm 2.710 bao loại 60kg, đưa tổng số cà phê đã qua chứng nhận tại đây còn 808.649 bao.  

Về mặt vĩ mô, đồng Real nội tệ của Brazil mạnh hơn đồng USD đã kéo tỷ giá USD/BRL giảm mạnh gần 1% trong phiên hôm qua. Chênh lệch tỷ giá thu hẹp đã hạn chế nhu cầu đẩy mạnh bán cà phê của nông dân Brazil.

Trên thị trường nội địa, cùng chung xu hướng giá thế giới, ghi nhận trong sáng nay 10/7, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, đưa giá thu mua cà phê trong nước lên mức 128.100 – 128.700 đồng/kg.

 

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Mở rộng cơ hội hợp tác trong ngành dệt may cho doanh nghiệp Việt Nam và Italy
    Ngày 27/6, Hội thảo "ITALY MEETS VIETNAM: Kết nối Dệt may" diễn ra, quy tụ sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam và Italy, mang đến cái nhìn sâu sắc về cơ hội và thách thức, giúp doanh nghiệp hai nước tìm ra giải pháp hợp tác hiệu quả và bền vững.
  • Thị trường Nam Phi còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh khai thác
    Nam Phi, tên chính thức là Cộng hòa Nam Phi, là một quốc gia phát triển nhất Châu Phi với vị trí nằm ở cực Nam của lục địa. Nam Phi có đến ba thủ đô và 11 ngôn ngữ chính được sử dụng nên quốc gia này được xem là cầu nối lục địa Châu Phi với thế giới. Nam Phi là quốc gia duy nhất của Châu Phi thuộc nhóm G20 (nhóm các nước đang phát triển), có trình độ khoa học – công nghệ phát triển với cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho các ngành kinh tế trong nước. Tại Nam Phi, dịch vụ được xem là ngành kinh tế quan trọng nhất, chiếm đến 64% GDP cả nước.
  • Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Indonesia liên tục tăng trưởng
    Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Indonesia đã có sự phát triển mạnh mẽ và ổn định trong những năm gần đây, trở thành một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ song phương giữa hai nước. Trên bình diện khu vực, cả Việt Nam và Indonesia đều là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại thông qua các cơ chế và hiệp định thương mại tự do.
  • Sáng kiến mới quảng bá vải thiều Việt Nam tại thị trường Thái Lan
    Vải thiều tươi từ vùng trồng Lục Ngạn, Bắc Giang tiếp tục được tập đoàn The Mall Thái Lan tin tưởng đưa vào chuỗi siêu thị Gourmet Market. Đây là năm thứ hai liên tiếp The Mall Thái Lan đưa trái vải của Việt Nam vào bán trong các trung tâm thương mại lớn của tập đoàn ở thủ đô Bangkok để phục vụ thực khách thập phương.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.084.926