Gạo Việt Nam lần đầu tiên chiếm lĩnh thị phần cao nhất tại thị trường Singapore
Ba tháng đầu năm 2024 chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của ngành gạo Việt Nam khi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore. Vượt qua Ấn Độ và Thái Lan, gạo Việt Nam khẳng định vị trí số 1 tại Singapore khi chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với Ấn Độ (chiếm 6,96%) và Thái Lan (chiếm 8,28%).
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng rất tốt, tính riêng trong tháng 3/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 17,3 triệu USD, tăng rất mạnh 208,81% so với cùng kỳ năm 2023; lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 30,5 triệu USD, tăng 100,25% so với 3 tháng đầu năm 2023. Sự sụt giảm của các nhóm như gạo lứt thường và gạo tẻ trắng được bù đắp bởi mức tăng rất mạnh của các nhóm gạo nếp (kim ngạch 3,79 triệu SGD, tăng 221,76%), gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (kim ngạch 18,06 triệu SGD, tăng 291,17%) và gạo vỡ (kim ngạch 575 nghìn SGD, tăng 111,4%). Đáng chú ý, bên cạnh mặt hàng thế mạnh truyền thống của Việt Nam là gạo tẻ trắng, 2 nhóm hàng khác là gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ cũng vươn lên chiếm lĩnh phần lớn thị phần tại Singapore, lần lượt đạt 80,08% và 73,33%. Đây là nhân tố chính đưa Việt Nam vượt qua Thái Lan và Ấn Độ trở thành quốc gia chiếm thị phần gạo lớn nhất tại Singapore.
Gạo Việt Nam trưng bày tại Singapore - Ảnh: Tạp chí Quản lý thị trường (Bộ Công thương)
Đáng chú ý, trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng thành công thị trường sang các mặt hàng mới như gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ. Đây là một xu hướng mới mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng lớn, tuy nhiên đòi hỏi các doanh nghiệp cần nỗ lực và dành nhiều thời gian hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo duy trì bền vững vị trí đối tác lớn nhất của Singapore.
Để đạt được thành tựu lớn trong các tháng đầu năm 2024, thời gian qua Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày sản phẩm, tăng sự hiện diện mặt hàng gạo Việt Nam tại địa bàn; hỗ trợ đưa đoàn từ Singapore về tham gia các hoạt động xúc tiến mặt hàng gạo tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu cần đầu tư nhiều hơn vào việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm gạo, dễ tiếp cận với đối tượng người tiêu dùng tại Singapore.
Trong thời gian tới, để tăng thêm thị phần và duy trì bền vững vị trí dẫn đầu, cạnh tranh được với sản phẩm gạo của Ấn Độ và Thái Lan, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cần có sự hỗ trợ góp sức của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, tăng sự hiện diện sản phẩm trên địa bàn, duy trì đảm bảo chất lượng hàng hóa. Việc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) gạo giữa Việt Nam và Singapore có thể sẽ là công cụ hữu hiệu để duy trì vị thế số 1 của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường Singapore.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp đã chứng kiến những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Pháp với vai trò là một trong những nền kinh tế lớn nhất của châu Âu, đã trở thành một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong khu vực.
-
Đặc sản mật hoa dừa hữu cơ do Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm), huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh chế biến, vừa được xuất khẩu thành công đơn hàng đầu tiên sang thị trường Australia. Đây là thị trường xuất khẩu chính ngạch thứ 5 đối với sản phẩm mật hoa dừa của tỉnh. Trước đó, các sản phẩm từ mật hoa dừa của công ty Sokfarm đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường khác như: Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ.
-
Từ ngày 6 - 8/6, Bộ Công thương phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức chuỗi sự kiện 'Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024' (Viet Nam International Sourcing 2024).
-
Hiện nay, Việt Nam và Đức đều là những đối tác quan trọng của nhau trong nhiều lĩnh vực, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định thương mại nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác về kinh tế như Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư … phía Đức luôn đánh giá cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.