EVFTA mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho thủy sản xuất khẩu Việt Nam
Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu chính thức thông qua hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Với tỉ lệ bỏ phiếu cho EVFTA là: 401 ủng hộ, 192 chống, và 40 phiếu trắng. Như vậy Hội đồng châu Âu, theo thủ tục, đã thông qua thỏa thuận thương mại EVFTA. Còn với hiệp định bảo hộ đầu tư, thì trước khi có hiệu lực quốc hội của từng quốc gia trong EU chấp thuận. EU đã và đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2019 đạt 269,1 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,29 tỷ USD, giảm 2,4% về lượng và giảm 12,3% về kim ngạch so với năm 2018. Trong năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU chưa có kết quả tốt do thủy sản Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng từ thẻ vàng IUU. Với việc EVFTA đã được thông qua sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho thủy sản Việt Nam tăng thị phần tại thị trường này trong thời gian tới.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXNK
-
Trước ảnh hưởng của dịch cúm nCoV gây viêm phổi cấp ở Trung Quốc, nhiều cửa khẩu biên giới đã đóng cửa thông quan hàng hóa với Trung Quốc, trong khi đó phía đối tác Trung Quốc cũng hủy nhiều đơn hàng
-
Theo số liệu thống kê sơ bộ, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tháng 1/2020 ước đạt 3,05 tỷ USD, giảm 14,5% so với tháng 12/2019 và giảm 21,2% so với tháng 1/2019.
-
Theo báo cáo mới nhất của USDA (trong tháng 01/2020), sản lượng lúa mỳ niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt mức cao kỷ lục là 765,4 triệu tấn, giảm 0,2 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 34,1 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019.
-
Hiệp định thương mại tư do đã có hiệu lực cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường lớn.Tác động của chính sách song phương, đa phương được Việt Nam ký kết với các nước trong khu vực