EU thông qua quy định cấm sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm có chứa thủy ngân
EU thông qua quy định cấm sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm có chứa thủy ngân. Những sản phẩm có sử dụng những công cụ có chứa thủy ngân để sản xuất như các loại đèn huỳnh quang... cũng sẽ bị cấm theo lộ trình.
Ảnh minh hoạ, nguồn internet
Hội đồng EU, đại diện của các Quốc gia Thành viên, gần đây đã thông qua Quy định cấm sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm có chứa thủy ngân. Các quy tắc cập nhật nhằm mục đích giải quyết việc sử dụng thủy ngân còn lại ở EU
Quy định về thủy ngân của EU (Quy định (EU) 2017/852), được thông qua năm 2017, là một trong những quy định quan trọng của EU chuyển đổi cái gọi là Công ước Minamata, một hiệp ước quốc tế được ký năm 2013 để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi tác hại của thủy ngân. Quy định năm 2017 bao gồm toàn bộ vòng đời của thủy ngân, từ khai thác ban đầu đến xử lý chất thải, góp phần vào mục tiêu cuối cùng của EU là hạn chế và loại bỏ dần việc sử dụng, sản xuất và xuất khẩu thủy ngân và các sản phẩm có chứa thủy ngân theo thời gian, như được nêu trong Chiến lược của EU về thủy ngân.
Đáng chú ý là trong lĩnh vực thiết bị điện, sáu loại đèn chứa thủy ngân bổ sung cũng sẽ phải chịu lệnh cấm sản xuất, xuất nhập khẩu kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2025 và ngày 31 tháng 12 năm 2026.
Việc sử dụng các sản phẩm có chứa thủy ngân, bao gồm cả đèn có chứa thủy ngân, là một trong những hành vi sử dụng thủy ngân có chủ ý lớn nhất còn lại ở EU. Tuy nhiên, các giải pháp thay thế không chứa thủy ngân đã trở nên khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật và được cho là đã có sẵn. Do đó, Quy định mới sẽ cấm các loại đèn liên quan theo thời hạn sau (sửa đổi Phần A của Phụ lục II của Quy định (EU) 2017/852):
Những loại đèn này sẽ được thay thế bằng các loại đèn khác như đèn LED, ít độc hại hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.
Theo các quy tắc cập nhật, Ủy ban sẽ xem xét các trường hợp miễn trừ áp dụng đối với việc sử dụng hỗn hống (là hợp kim của thủy ngân với kim loại khác) dùng trong nha khoa trước ngày 31/12/2029, có tính đến sự sẵn có của các chất thay thế không chứa thủy ngân.
Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã thông qua quan điểm đàm phán của họ lần lượt vào ngày 17 và 30 tháng 1 năm 2024. Hai nhà đồng lập pháp đã đạt được thỏa thuận tạm thời vào ngày 21/2/2024, chỉ sau một vòng đàm phán, do đó cho phép thông qua dự thảo văn bản pháp lý khá ngắn thông qua thủ tục lập pháp thông thường của EU.
Quy định sẽ là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường đèn LED tại EU
Theo số liệu thống kê từ ITC, hàng năm EU chi từ 16 - 19 tỷ USD để nhập đèn các loại. Trong đó, nhập khẩu đèn huỳnh quang có chứa thủy ngân (Mã HS 853931 và 853939) đạt 300 - 445 triệu USD, phần lớn là nhập khẩu từ Trung Quốc và nội khối EU. Trong 5 năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm đèn này có xu hướng giảm, từ 445 triệu năm 2019 xuống còn 305 triệu USD vào năm 2023. EU nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam chiếm thị phần không đáng kể, chỉ dưới 0,2%.
Nếu EU thông qua quy định cấm sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm đèn có chứa thủy ngân, thì những loại đèn này sẽ được thay thế bằng các loại đèn khác như đèn LED, ít độc hại hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Đây cũng là cơ hội cho mặt hàng đèn các loại của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của ITC, EU nhập khẩu hầu hết các chủng loại đèn từ Việt Nam, trong đó, chủ yếu là các loại đèn LED.
Theo mordorintelligence.com, quy mô thị trường đèn LED chiếu sáng EU ước tính đạt 11,07 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 15,40 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng trung bình 5,65% trong giai đoạn 2024-2030. Lệnh cấm đèn huỳnh quang của EU, chi phí điện tăng và sự chuyển dịch sang chiếu sáng thông minh là những động lực chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường đèn LED tại khu vực. Trong dài hạn, thị trường đèn LED EU có triển vọng tích cực khi nhu cầu về chiếu sáng tiết kiệm năng lượng tiếp tục tăng.
- Xem chi tiết tại đây;
Duy Tuấn (VITIC) thực hiện
Ngày 28/02/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030. Đề án đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh; Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững;
Một trong những định hướng chiến lược của Đề án là nâng cao khả năng đáp ứng quy định, tiêu chuẩn cao về chất lượng của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về bảo vệ môi trường, các bon thấp, lao động và công đoàn.
-
Ngày 26 tháng 6 năm 2024, Cơ quan quản lý dịch hại của Bộ Y tế Canada đã ban hành dự thảo thông báo về “Giới hạn dư lượng tối đa được đề xuất đối với Abamectin (PMRL2024-13)”. Các điểm sau được nhấn mạnh trong dự thảo: Những thay đổi trong MRL được đề xuất theo tiêu chuẩn của Nhật Bản và Hoa Kỳ nhằm hài hòa luật pháp Canada với các tiêu chuẩn quốc tế; Áp dụng cho việc mua bán chè, hoa quả, rau củ;
-
Ngày 12/1/2024, Ả Rập Xê Út đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về Dệt may (Ấn bản thứ hai). Phiên bản thứ hai bãi bỏ và thay thế các Quy chuẩn kỹ thuật trước đó. Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày công bố trên Công báo. Những thay đổi chính bao gồm: Phạm vi của các sản phẩm dệt may phải tuân theo các yêu cầu mới đã được sửa đổi. Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh và mã hải quan liên quan được bao gồm trong Phụ lục 1-B.
-
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết với dân số trên 330 triệu người, Hoa Kỳ là một thị trường trọng điểm cho các loại nông sản, thực phẩm trong đó có trái cây mùa vụ. Với sức tiêu thụ của thị trường khổng lồ, Hoa Kỳ còn nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam mở rộng và phát triển, đặc biệt các loại rau quả, thực phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe, các loại trái cây lẹch mùa vụ, trái cây nhiệt đới mà sản lượng trong nước hạn chế.
-
Úc có GDP bình quân đầu người thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong đó, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP (65% tổng GDP), mặc dù nông nghiệp (chiếm 2% GDP) và khai khoáng (chiếm 13,5% GDP) đóng góp đáng kể vào xuất khẩu. Các ngành khác bao gồm: sản xuất (chiếm 11%) và xây dựng (chiếm 9,5%).