VITIC
Thị trường thế giới

EU sửa đổi Quy định về dư lượng một số hoạt chất thuốc trừ sâu trên một số sản phẩm

30/10/2024 15:13

Trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường EU tăng trưởng khả quan như cà phê, hạt điều, hạt tiêu và gạo. Nhu cầu của thị trường phục hồi, giá nhiều mặt hàng nông sản tăng cao là những yếu tố chính giúp cho kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU đạt mức cao kỷ lục kể từ trước đến nay. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tiếp tục là đòn bẩy chính, giúp giảm đáng kể thuế quan và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của EU, từ đó mở rộng thị phần trong khu vực này.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 431,2 nghìn tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, giảm 8,1% về lượng, nhưng tăng 47,8% về trị giá. Trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê sang EU được hưởng lợi khi giá xuất khẩu tăng cao, đạt bình quân 3.793 USD/tấn, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2024, lần đầu tiên giá cà phê robusta trên sàn giao dịch London ở mức trên 5.000 USD/tấn và giá cà phê robusta (chủng loại cà phê xuất khẩu chính của Việt Nam) còn cao hơn cả cà phê arabica. Năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giảm chủ yếu do sản lượng trong nước giảm. Với thị trường EU, việc thực thi Hiệp định EVFTA đã tạo khả năng cạnh tranh cho cà phê của Việt Nam khi EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 - 11% xuống 0%), các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8/2020.

Hạt điều là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam vào EU trong 9 tháng đầu năm, đạt 106.611 tấn, kim ngạch 611,8 triệu USD, tăng 20,6% về lượng và 25,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu sang thị trường EU trong 9 tháng đầu năm 2024

Mặt hàng

9 tháng năm 2024

So với 9 tháng năm 2023 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng

Trị giá

Cà phê

431.231

1.635.465

-8,1

47,8

Hạt điều

106.611

611.803

20,6

22,2

Hàng rau quả

 

177.315

 

-1,5

Hạt tiêu

32.148

170.886

51,3

96,0

Gạo

72.770

63.169

-12,7

12,2

Chè

565

1.382

-5,0

9,3

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong khi đó, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang EU trong 9 tháng đầu năm 2024 giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2023, xuống còn 177,3 triệu USD. Mặc dù giảm, nhưng EU là thị trường nhiều tiềm năng đối với nhóm hàng rau quả của Việt Nam. Với quy mô thị trường lên đến 62 tỷ Euro, tương đương với 43% giá trị thương mại rau quả toàn cầu, cơ hội cho ngành rau quả Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) là rất lớn.
Thông tin từ đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho thấy, người tiêu dùng châu Âu ngày càng quan tâm đến trái cây nhập ngoại và hầu hết trái cây được nhập khẩu vào các nước Bắc Âu. Các loại trái cây nhiệt đới đang ngày càng được ưa chuộng tại EU là lựu, chanh dây, vải, thanh long, chôm chôm và khế.
Kể từ khi người tiêu dùng châu Âu đón nhận, trái cây nhiệt đới mới tiếp cận thị trường và người tiêu dùng nên hiện vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Thị trường châu Âu mang đến cơ hội cho trái cây nhiệt đới thông thường trong các sản phẩm bán lẻ, cũng như các sản phẩm đặc trưng cho thói quen ẩm thực của từng quốc gia. Tuy nhiên, thời gian để những loại trái cây này tiếp cận vẫn phụ thuộc từng chủng loại cũng như quá trình xúc tiết thương mại, quảng bá tại EU.

- Xem chi tiết tại đây;


 

Nguyễn Duy Tuấn (VITIC) thực hiện

Tin cũ hơn
  • Chất hóa học 'PFHxA' và các sản phẩm có chứa chất này bao gồm hàng dệt may và giày dép sẽ bị cấm ở EU
    EU hiện là một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may, giày dép quan trọng của Việt Nam. Trong những năm qua, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng, EU đã ban hành nhiều quy định liên quan đến ngành hàng dệt may và giày dép. Do đó, để đảm bảo xuất khẩu hàng dệt may, giày dép bền vững sang thị trường EU, các doanh nghiệp cần quan tâm cập nhật những quy định mới của thị trường đối với ngành.
  • Codex Alimentarius sửa đổi tiêu chuẩn cho nấm ăn khô
    Nấm là sản phẩm đã được Việt Nam đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia. Theo đó, trong kế hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn, các bộ, ban, ngành đã xác định đưa nghề trồng và chế biến nấm trở thành một trong những ngành trọng điểm, giúp tạo việc làm ổn định, bền vững cho nông dân
  • ASTM bổ sung Tiêu chuẩn an toàn cho ghế tắm cho trẻ sơ sinh
    Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Hoa Kỳ (ASTM) đã ban hành dự thảo Quy định sửa đổi "Tiêu chuẩn an toàn cho ghế tắm cho trẻ sơ sinh - ASTM F1967-24". Bộ tiêu chuẩn này đang được lấy ý kiến góp ý, hạn cuối cùng cho những góp ý là ngày 8/11/2024. Nếu không có thay đổi gì thì quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 4 tháng 1 năm 2025.
  • Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đầu tiên của Việt Nam và UAE mở ra cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai nước
    Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), chiều ngày 28/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum. Hai nhà Lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đầu tiên của Việt Nam với một nước Ả-rập.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.057.438