EU sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU
Ngày 26/01/2023, EU chính thức ban hành Quy định (EU)2023/174 sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU thực hiện Quy định (EU) 2017/625 và (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu.
Cụ thể, Quy định sửa đổi một số mặt hàng của Việt Nam như sau: Mì ăn liền có chứa gia vị/bột nêm hoặc nước sốt, quả thanh long: tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật là 20%; đậu bắp và ớt chuông thuộc giống Capsicum vẫn duy trì tần suất kiểm tra là 50%. Riêng đậu bắp sản xuất tại Việt Nam bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II, với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật do phía Việt Nam cấp.
So với Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022, 04 sản phẩm: Mùi tây (parsley), rau mùi (coriander leaves), húng quế (basil), bạc hà (mint) của Việt Nam không còn bị EU áp dụng các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp.
Theo Quy định (EU)2023/174, sản phẩm mì ăn liền của Hàn Quốc và Việt Nam đều chịu tần suất kiểm tra là 20%; đối với ớt chuông của Uganda, Sri Lanka, Dominica và Việt Nam chịu tần suất kiểm tra là 50%.
Định kỳ 6 tháng một lần, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu (EC) họp để xem xét, đánh giá mức độ vi phạm về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của các quốc gia xuất khẩu vào EU. Sau đó, EU sẽ thông báo những thay đổi trong quy định về các biện pháp kiểm soát.
Chi tiết Quy định (EU)2023/174 file đính kèm.
Tệp đính kèm: B465A822AE3C41DE934034BE05DF63CA.pdf
Nguồn: spsvietnam.gov.vn
-
Thuỵ Điển và bảy quốc gia khác là Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Luxemburg, Na Uy, Tây Ban Nha, và Áo đã ký thư kêu gọi Uỷ ban châu Âu ấn định thời gian các hoá chất nguy hiểm phải được loại bỏ dần khỏi các sản phẩm tiêu dùng.
-
Nhãn sinh thái thiên nga Bắc Âu là nhãn sinh thái chính thức của tất cả các nước Bắc Âu: Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan. Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu nỗ lực trong việc giảm tác động môi trường từ sản xuất và tiêu dùng, đồng thời giúp người tiêu dùng và người mua dễ dàng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ tốt nhất cho môi trường
-
Chính phủ Pakistan điều chỉnh lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu
-
Ugand ra dự thảo tiêu chuẩn quy định các yêu cầu, phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm đối với trứng ngâm để ăn trực tiếp cho con người, bao gồm cả cho mục đích phục vụ ăn uống hoặc để đóng gói lại nếu được yêu cầu.