EU nghiên cứu sửa đổi giới hạn đối với Fluxapyroxad trong quả hồng và nấm
Ngày 9/4/2024, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã công bố đánh giá khoa học về “Sửa đổi mức dư lượng tối đa hiện có đối với fluxapyroxad” theo Điều 6 của Quy định (EC) số 396/2005.
Ảnh minh hoạ, nguồn internet
Theo đó, quy định sửa đổi giới hạn hiện tại của Hồng và Nấm là 0,01mg/kg; Mức tối đa được đề xuất được thiết lập ở mức 0,2mg/kg đối với Hồng và Nấm ở mức 0,3mg/kg; Dư lượng fluxapyroxad trong các mặt hàng có nguồn gốc động vật đã bị loại trừ.
Thị phần nấm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của EU ở mức rất thấp
Theo số liệu từ ITC, trong giai đoạn 2019 – 2023, kim ngạch nhập khẩu nấm của EU đạt trên 1 tỷ USD/năm, nhưng có xu hướng giảm từ 1,2 tỷ USD vào năm 2019 xuống còn 1,08 tỷ USD vào năm 2023, giảm bình quân 3%/năm.
Nhập khẩu nấm của EU giai đoạn 2019 – 2023
(ĐVT: triệu USD)
Nguồn: ITC
Châu Âu chiếm khoảng 10% thị trường nấm khô thế giới
Do ngành nấm tươi là một ngành quan trọng tại EU với các quốc gia sản xuất chủ yếu là Ba Lan, Hà Lan, Italia và Tây Ban Nha. Do nấm tươi là sản phẩm dễ hỏng EU thường nhập khẩu từ thị trường nội khối. Nấm tươi hoặc ướp lạnh mã HS 070951 là chủng loại có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019 – 2023, trong khi nhập khẩu các chủng loại nấm HS 070959 và 070952 có xu hướng giảm.
Trong khi đó, EU cũng là thị trường nấm khô lớn với thị phần chiếm khoảng 20% thị trường thế giới. Hơn 60% kim ngạch nhập khẩu nấm khô của EU là từ các nước đang phát triển. Trong 5 năm tới, thị trường nấm khô EU được dự báo tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1-3%/năm
- Xem chi tiết tại đây;
Phạm Văn Thắng (VITIC) thực hiện
Ngày 28/02/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030. Đề án đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh; Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững;
Một trong những định hướng chiến lược của Đề án là nâng cao khả năng đáp ứng quy định, tiêu chuẩn cao về chất lượng của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về bảo vệ môi trường, các bon thấp, lao động và công đoàn.
-
Ngày 12 tháng 3 năm 2024, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã công bố ban hành Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia GB 4806.15-2024 về Keo dán cho Vật liệu và Đồ dùng Tiếp xúc với Thực phẩm. Tiêu chuẩn mới này quy định các thuật ngữ và định nghĩa, phân loại sản phẩm, yêu cầu cơ bản, thông số kỹ thuật, nhãn mác, v.v. của keo dán được sử dụng trong vật liệu và đồ dùng tiếp xúc với thực phẩm.
-
Tháng 6 năm 2024, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã công bố dự thảo quy định từ Liên minh Châu Âu (EU) về việc sử dụng BPA và các bisphenol khác cùng các dẫn xuất bisphenol với phân loại hài hòa cho các đặc tính nguy hại cụ thể trong một số vật liệu tiếp xúc với thực phẩm (FCM) và các mặt hàng.
-
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đã đạt mức tăng trưởng đáng kể đạt 2,49 tỷ USD, tăng 23,87% so với cùng kỳ, nhờ vào những nỗ lực không ngừng của cả hai bên trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và mở rộng quan hệ thương mại song phương.
-
Quy định về thủy ngân của EU (Quy định (EU) 2017/852), được thông qua năm 2017, là một trong những quy định quan trọng của EU chuyển đổi cái gọi là Công ước Minamata, một hiệp ước quốc tế được ký năm 2013 để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi tác hại của thủy ngân. Quy định năm 2017 bao gồm toàn bộ vòng đời của thủy ngân, từ khai thác ban đầu đến xử lý chất thải,