EU ban hành quy định áp dụng mức giới hạn cho phép đối với Nickel trong thực phẩm
Ngày 30/7/2024, EU chính thức ban hành quy định EU 2024/1987 về việc áp dụng mức giới hạn cho phép đối với Nickel trong nhiều loại thực phẩm tại thị trường. Quy định này bắt đầu có hiệu lực áp dụng từ tháng 7/2024.
Nickel (Ni) là kim loại có mặt khắp nơi trong môi trường và là thành phần của vỏ trái đất. Do vậy, sự hiện diện của Nickel trong thực phẩm và nước uống một phần là tự nhiên, nhưng Nickel cũng có thể đến từ nhiều ứng dụng công nghiệp và công nghệ khác nhau.
Cơ quan có thẩm quyền kết luận rằng Nickel có thể gây ra cả ảnh hưởng mãn tính và cấp tính đối với sức khỏe con người. Trên cơ sở các nghiên cứu về mãn tính, lượng tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được (TDI) đã được thiết lập là 13 μg/kg trọng lượng cơ thể. Về cấp tính, cơ quan quản lý EU xác nhận rằng tác động cấp tính nghiêm trọng là phản ứng bùng phát bệnh chàm trên da xảy ra ở những người nhạy cảm với Nickel, gây lo ngại cho khoảng 15% dân số.
Tuy nhiên, đối với một số loại thực phẩm, chưa có đủ dữ liệu về sự có mặt của Nickel để cho phép xác định mức tối đa thích hợp, vì vậy cần thêm thời gian để thu thập thêm các dữ liệu cho những thực phẩm đó. Đặc biệt, các loài cá và hải sản được sử dụng để sản xuất thực phẩm trẻ em cần phải giám sát để xác định sự ảnh hưởng của hàm lượng Nickel trong các loại thực phẩm đó. Mức cho phép dự kiến cao nhất là 40 mg/kg (ppm) cho mặt hàng rong biển wakame và mức dự kiến thấp nhất là 0.25mg/kg cho sản phẩm dành cho trẻ em dạng lỏng.
Cùng với việc ban hành quy định về mức tối đa đối với Nickel được phép có trong thực phẩm vào tháng 7/2025, quy định về chất gây ô nhiễm thực phẩm của EU 2023/915 được bổ sung nội dung này theo bảng dưới. Một số loại thực phẩm như ngũ cốc hay gạo lứt sẽ bắt đầu được áp dụng từ tháng 7/2026.
- Xem chi tiết tại đây;
Duy Tuấn (VITIC) thực hiện
-
Australia đã chính thức quyết định cho phép nhập khẩu chính ngạch quả chanh leo tươi của Việt Nam. Như vậy quả chanh leo tươi đã trở thành loại quả tươi thứ 5 mà Australia cho phép nhập khẩu từ Việt Nam sau các quả xoài, thanh long, quả nhãn, quả vải.
-
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU là quy định để đạt được mục tiêu trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Cơ chế này có tác động đến các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam có hoạt động phát thải nhiều carbon. Theo quy định của EU
-
Nghị viện châu Âu gần đây đã công bố một nghiên cứu mang tên "Hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số số cho ngành dệt may". Nghiên cứu này chỉ ra rằng hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số (DPP) của châu Âu có thể cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc, tính tuần hoàn và minh bạch trong ngành dệt may. Điều này rất quan trọng vì DPP sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, thông qua một quy định trong tương lai liên quan đến thiết kế sinh thái của các sản phẩm dệt may,
-
Ngày 5/9/2024, Ủy ban Thị trường Nội bộ và Bảo vệ Người tiêu dùng (IMCO) của Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu nhất trí giữ nguyên lập trường của cơ quan lập pháp trước đó về Quy định an toàn đồ chơi được đề xuất và bắt đầu các cuộc đàm phán ba bên với Hội đồng EU. Do đó, thỏa thuận tạm thời về Quy định được đề xuất có thể sớm đạt được giữa các nhà lập pháp đồng thời.