EU ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào EU
Ngày 4/11/2024, ỦY ban Châu Âu ban hành Quy định thực hiện (EU) 2024/2794 sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2021/1378 liên quan đến việc công nhận một số tổ chức/đơn vị thực hiện kiểm soát và cấp chứng nhận hữu cơ tại các nước thứ ba đối với các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu vào EU theo Điều 46 của Quy định (EU) 2018/848 của Hội đồng và Nghị viện châu Âu.
Ảnh minh họa - Nguồn: Moit.gov.vn
Quy định này sửa đổi phụ lục II Quy định thực hiện (EU) 2021/1378 liệt kê một số tổ chức/đơn vị được EU công nhận thực hiện các dịch vụ kiểm soát và cấp chứng nhận hữu cơ đối với các nhóm sản phẩm nhập khẩu vào EU. Theo Quy định này một số Tổ chức/ Đơn vị có tên sau đây được công nhận thực hiện kiểm soát và cấp chứng nhận hữu cơ đối với các sản phẩm từ Việt Nam:
1/ DQS POLSKA SPÓŁKA Z OGRANICZONĄ ODPOWIEDZIALNOŚCIĄ: Code VN-BIO-181; Các Nhóm sản phẩm: A, D, G
2/ ONECERT INTERNATIONAL PRIVATE LIMITED; Code VN-BIO-152; Các Nhóm sản phẩm: A, D, G
3/ SRS Certification GmbH: Code VN-BIO-195 Các Nhóm sản phẩm: A, D, E, G.
Trong đó:
Sản phẩm nhóm A: gồm thực vật và sản phẩm thực vật chưa qua chế biến, bao gồm hạt giống và các vật liệu làm giống khác;
Sản phẩm nhóm D: gồm sản phẩm nông nghiệp chế biến, bao gồm sản phẩm nuôi trồng thủy sản, để sử dụng làm thực phẩm;
Sản phẩm nhóm E: Thức ăn chăn nuôi;
Sản phẩm nhóm G: bao gồm các sản phẩm khác được liệt kê trong Phụ lục I của Quy định (EU) 2018/848 hoặc không thuộc các danh mục trên)
Đây là một trong những hoạt động nằm trong chiến lược mà EU cho là sẽ quản lý chặt lại tình hình thực tế đối với các sản phẩm hữu cơ. Trước đó, EU cho rằng có quá nhiều tổ chức có thể cấp nhãn bio, sinh thái, hữu cơ… mà chưa hoàn toàn phản ánh đúng tình hình sản xuất có liên quan theo yêu cầu của EU.
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Nhằm tăng cường quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố Hà Nội; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế, đặc biệt hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, xuất khẩu hàng hóa với thị trường, đối tác khu vực Châu Phi nói chung, đối tác Nam Phi nói riêng, ngày 29/10 thành phố Hà Nội phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi tổ chức “Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Việt Nam-Nam Phi: “Điểm đến Hà Nội - Cơ hội và tiềm năng hợp tác”.
-
Trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường EU tăng trưởng khả quan như cà phê, hạt điều, hạt tiêu và gạo. Nhu cầu của thị trường phục hồi, giá nhiều mặt hàng nông sản tăng cao là những yếu tố chính giúp cho kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU đạt mức cao kỷ lục kể từ trước đến nay. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tiếp tục là đòn bẩy chính, giúp giảm đáng kể thuế quan và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của EU, từ đó mở rộng thị phần trong khu vực này.
-
EU hiện là một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may, giày dép quan trọng của Việt Nam. Trong những năm qua, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng, EU đã ban hành nhiều quy định liên quan đến ngành hàng dệt may và giày dép. Do đó, để đảm bảo xuất khẩu hàng dệt may, giày dép bền vững sang thị trường EU, các doanh nghiệp cần quan tâm cập nhật những quy định mới của thị trường đối với ngành.
-
Nấm là sản phẩm đã được Việt Nam đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia. Theo đó, trong kế hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn, các bộ, ban, ngành đã xác định đưa nghề trồng và chế biến nấm trở thành một trong những ngành trọng điểm, giúp tạo việc làm ổn định, bền vững cho nông dân