Duy trì tăng trưởng xuất khẩu giữa biến động thuế quan
Các giải pháp được đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, trong hai tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 65,2 tỷ USD.
Ảnh cắt màn hình VTV
Trong bối cảnh thương mại quốc tế có nhiều biến động khó lường, đặc biệt là tại thị trường Mỹ, Bộ Công thương đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
Các giải pháp được đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, trong hai tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 65,2 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Cán cân thương mại thặng dư 2,3 tỷ USD. Mục tiêu tăng trưởng của lĩnh vực này trong năm nay là 12%.
Một điểm đáng chú ý trong kết quả xuất khẩu hai tháng đầu năm 2025 là khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đã xuất khẩu được tăng 17,8% so với cùng kỳ của năm 2024. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như nông thuỷ sản cũng tăng 7,7% hay công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 10%. Theo mục tiêu xuất khẩu của năm 2025, chúng ta sẽ tăng từ 12% - 14%. Bộ Công thương đánh giá, đây là mục tiêu rất thách thức bởi nếu tính trung bình, mỗi tháng cần tăng 4 tỷ USD xuất khẩu.
Đóng góp 9,1 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu năm 2024, nhưng ngành gỗ hiện nay đang gặp khó khăn khi Hoa Kỳ - thị trường chủ lực nhập khẩu gỗ Việt Nam đang rà soát và cảnh báo áp thuế đối ứng với sản phẩm gỗ dán.
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi chủ yếu chuẩn bị sẵn sàng để có thể trả lời tất cả các câu hỏi để có thể tham gia các cuộc điều trần nếu như phía Mỹ yêu cầu. Chúng ta cũng đã rất nỗ lực để có thể xuất nhiều sản phẩm sang các nước như Australia, New Zealand hay Trung Đông".
Từ nay đến cuối năm, theo tính toán của Bộ Công thương, để đạt mục tiêu xuất khẩu 454 tỷ USD, trung bình mỗi tháng phải xuất khẩu 37,8 tỷ USD. Mục tiêu này cần sự hợp lực từ cơ quan chức năng trong nước, doanh nghiệp và các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.
Ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết: "Theo dõi các diễn biến của thị trường vì hiện nay mỗi ngày, mỗi tuần, các diễn biến rất nhanh chóng, có thể rất bất thường, tận dụng các hiệp định FTA thế hệ mới. Tôi kiến nghị các doanh nghiệp nghiên cứu các hiệp định FTA mà Việt Nam đang đàm phán và ký kết".
Bộ Công thương cũng cho biết sẽ đơn giản hoá thủ tục, quy trình, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, điện tử hoá các quy trình thủ tục xuất khẩu hàng hoá, kết hợp với các cơ quan liên quan, hỗ trợ doanh nghiệp thông quan hàng hoá an toàn, nhanh chóng.
Nguồn: VTV.vn
Link nguồn
-
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, các doanh nghiệp dệt may cũng cho biết, đã chuẩn bị sẵn kịch bản để ứng phó. Trong đó ưu tiên mở rộng thị trường, đa dạng chuỗi cung ứng bằng việc tham gia các tổ chức dệt may quốc tế, các hội chợ xúc tiến thương mại để tìm kiếm đơn hàng, tìm nguồn nguyên liệu thay thế.
-
2025 được dự báo là năm "bão tố" đối với ngành dệt may Việt Nam, trước hàng loạt thách thức đến từ những biến động thương mại, lạm phát, chính sách tiền tệ...
-
Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các nhà sản xuất khác, nhưng hy vọng sẽ tăng khối lượng và giá trị XK dựa trên mức giá hấp dẫn, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
-
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 63,25 tỷ USD, giảm 10,3% so với tháng 12/2024. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 33,19 tỷ USD, giảm 6,6% (tương ứng giảm 2,34 tỷ USD); nhập khẩu đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% (tương ứng giảm 4,94 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2025 thặng dư 3,13 tỷ USD.