Dừa Việt Nam có tiềm năng để thâm nhập sâu vào thị trường Philippines.
Vừa qua, đoàn công tác của Hiệp hội Dừa Việt Nam do ông Cao Bá Đăng Khoa - Tổng Thư ký Hiệp hội dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc với Cơ quan quản lý Dừa (PCA) - Bộ Nông nghiệp Philippines tại Philippines nhằm tìm hiểu, trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý, trồng, thu hái cũng như sản xuất các sản phẩm từ dừa.
Theo kiến nghị của Hiệp hội, Thương vụ Việt Nam tại Philippines đã cử cán bộ tham gia buổi làm việc cũng như một số hoạt động của đoàn công tác. Từ thông tin trao đổi cho thấy, Philippines là quốc gia có nhiều kinh nghiệm cũng như thế mạnh về trồng và sản xuất các sản phẩm dừa.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Philippines thuộc top các quốc gia hàng đầu về sản xuất dừa trên thế giới do diện tích đất dồi dào và dưỡng chất tự nhiên trong đất phù hợp cho cây dừa phát triển. Thực tế, Philippines là quốc gia quan trọng cung ứng các sản phẩm dừa và từ dừa cho thị trường toàn cầu, đặc biệt là các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Dừa và các sản phẩm từ dừa đã trở thành nhóm các mặt hàng có giá trị cao trên thị trường quốc tế và mang lại nguồn thu góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Philippines.
Đặc biệt, mặc dù các sản phẩm dừa của Philippines đã chiếm lĩnh và có chỗ đứng tại thị trường trong nước và quốc tế, nhưng nhiều sản phẩm dừa hoặc từ dừa của Việt Nam cũng hoàn toàn có tiềm năng để xâm nhập thị trường Philippines.
Theo thống kê từ Cơ quan quản lý dừa (PCA - Philippines Coconut Authority), Bộ Nông nghiệp Philippines, tổng diện tích trồng dừa hiện nay của Philippines vào khoảng 3,6 triệu ha, tại 83 tỉnh, chiếm 26% tổng diện tích đất nông nghiệp của Philippines.
Tổng số cây dừa trên vùng trồng khoảng 340 triệu cây, cho thu hoạch hàng năm khoảng 14 đến 15 tỷ quả dừa. Có khoảng 2,8 triệu nông dân trên cả nước tham gia trồng dừa. Có tổng số 167 nhà máy chế biến các sản phẩm dừa, tuy nhiên, do thiếu nguồn nguyên liệu nên sản xuất hàng năm chỉ đạt khoảng 50% công xuất.
Các sản phẩm chủ yếu từ dừa bao gồm dừa quả, cùi dừa non, sợi cùi dừa già sấy khô, bột dừa, cùi dừa sấy, thạch dừa, dầu dừa, sữa dừa, mứt dừa, rượu dừa, nước dừa tươi, nước dừa cô đặc, dấm dừa… và nhiều sản phẩm từ dừa khác. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm dừa hàng năm của Philippines đạt trên 2 tỷ USD. Và hiện nay có khoảng 25 triệu người Philippines sống phụ thuộc vào cây dừa.
Trên cơ sở đó, Thương vụ Việt Nam tại Philippines và Hiệp hội dừa Việt Nam cũng đã trao đổi và thống nhất một số chương trình, mục tiêu nhằm giới thiệu, quảng bá và tìm kiếm đối tác cho các sản phẩm dừa của Việt Nam tại thị trường Philippines.
Ngoài các buổi làm việc với Cơ quan quản lý dừa - Bộ Nông nghiệp Philippines; Văn phòng Cơ quan quản lý dừa tại địa phương, đoàn công tác còn đi thăm các cơ sở ươm cây giống và các cánh đồng dừa tại tỉnh Batangas, tỉnh Laguna và một số cơ sở sản xuất sản phẩm dừa tại Manila và các tỉnh.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Ngày 12/7/1976, Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao; năm 2015, hai nước nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược, mở ra một giai đoạn mới nhiều cơ hội hợp tác trên cả bình diện song phương lẫn đa phương. Năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 4 lần hội đàm, tiếp xúc với Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. bên lề các hội nghị cấp cao, cho thấy sự gần gũi và tin cậy chính trị cao giữa hai nước.
-
Việt Nam cần cấp bách chú trọng đầu tư logistics hơn nữa, khơi thông và mở rộng con đường cho hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong 4 tháng đầu năm đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.
-
Lô yến sào đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp sau khi đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu. Đây là lô yến sào của công ty Hải Yến Nha Trang, bao gồm: Tổ yến sào Nha Trang; yến hũ dinh dưỡng và cà phê yến sào Nha Trang. 100% sản phẩm được thông quan, đạt chuẩn các chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của Pháp nói riêng và thị trường châu Âu nói chung.