Đưa chuỗi cung ứng xanh thích ứng với bối cảnh hậu Covid-19
Trong một nền kinh tế ngày càng chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, xây dựng những nền kinh tế xanh thì chuỗi cung ứng xanh (Green Supply Chain) cũng là một hướng phát triển của mới của các doanh nghiệp, giúp tạo vị thế cạnh tranh và có một thương hiệu thân thiện với môi trường.
Vậy Chuỗi cung ứng xanh là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì chuỗi cung ứng xanh là chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả mà vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh thái tự nhiên.
Quản lý chuỗi cung ứng xanh là sự kết hợp yếu tố môi trường vào quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế sản phẩm, tìm kiếm và lựa chọn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng và quản lý cuối đời sản phẩm sau khi sử dụng nó. Quản lý chuỗi cung ứng xanh liên quan đến thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng truyền thống tích hợp các tiêu chuẩn môi trường hoặc mối quan tâm vào các quyết định mua sắm có tổ chức và những mối quan hệ dài hạn với các nhà cung ứng.
Quản lý chuỗi cung ứng xanh gắn liền với quản trị các mắt xích của nó, bao gồm thiết kế xanh, vận hành xanh, thu mua xanh, logistics đầu vào và đầu ra xanh, quản lý chất thải, sản xuất xanh…
Ví dụ như thu mua xanh: Là hoạt động thu mua các sản phẩm có ít tác động đến sức khoẻ con người và môi trường sống, khi so sánh nó với các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh phục vụ cho cùng 1 mục đích sử dụng. Ví dụ: Tránh mua các sản phẩm chỉ sử dụng được 1 lần, mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng,…
Hay sản xuất xanh: Công ty sản xuất ra các sản phẩm “xanh” thân thiện với môi trường, đặc biệt là những sản phẩm được sử dụng trong hệ thống năng lượng tái tạo & các thiết bị công nghệ “sạch”. Ví dụ: Toyota đưa ra các loại động cơ giảm thiểu khí thải CO2.
Các công ty làm “green” bộ máy sản xuất của mình thông qua việc: Giảm ô nhiễm và chất thải bằng cách giảm thiểu sử dụng các tài nguyên cần thiết, tái chế và tái sử dụng những gì được coi là chất thải; giảm lượng khí thải trong sản xuất. Ví dụ: BMW hướng đến green supply chain bằng các chương trình tái chế chất thải rắn (solid waste) và làm giảm nhu cầu về bãi rác (landiflls), sáng kiến bảo tồn nguồn nước giúp tiết kiệm 9,5 triệu gallon nước/năm.
Đối với môi trường: chuỗi cung ứng xanh giúp giảm lãng phí, giảm chất thải, giảm áp lực lên môi trường.
Đối với nền kinh tế: chuỗi cung ứng xanh giúp cải thiện quy trình sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng tính linh hoạt cũng như mối liên kết với các đối tác.
Đối với xã hội: giúp bảo vệ được sức khỏe con người, giảm những tác động xấu từ chất thải công nghiệp, giảm được những tác động xấu lên cộng đồng và thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp.
Thực tế, từ nhiều năm nay, nhiều siêu thị tại Việt Nam đã triển khai sử dụng những tấm màng co, túi nilon tự hủy để dùng gói thực phẩm. Tuy nhiên, việc thay mới bằng lá chuối cho sản phẩm rau, củ là cách thiết thực nhất để siêu thị và người tiêu dùng cùng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, đặc biệt trong bối cảnh sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường (bao bì xanh) là một trong những ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hơn nữa, nhận thức của người tiêu dùng về an toàn và lợi ích môi trường liên quan đến bao bì thân thiện môi trường (bao bì tự hủy, bao bì có thể tái sử dụng hoặc tái chế) ngày càng gia tăng.
Việc sản xuất và sử dụng bao bì thân thiện môi trường được dự báo sẽ trở thành một xu hướng sản xuất và tiêu dùng trong tương lai do loại bao bì này không chỉ mang lại giải pháp an toàn đối với sức khỏe, trí lực của con người, thay thế cho các bao bì gây độc hại, mà còn hỗ trợ làm giảm thiểu phát sinh chất thải và ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày có gần 19.000 tấn rác thải nhựa được thải ra, trong đó trung bình mỗi gia đình sử dụng từ 5-7 túi nilon để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Nghiên cứu cho thấy, nếu đem tiêu hủy, nhựa từ nilon có khả năng gây ô nhiễm không khí dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp. Còn nếu thải ra môi trường, một chiếc túi nilon phải mất 500-1.000 năm mới phân hủy hoàn toàn. Về lâu dài, việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả môi trường sống và sức khỏe của người dân.
Trước mối lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường với lượng rác thải nhựa tăng cao, việc người tiêu dùng Việt Nam hưởng ứng phong trào sử dụng bao bì xanh tại các siêu thị như thời gian vừa qua là tín hiệu đáng mừng, phản ánh ý thức của người dân về bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường được cải thiện đáng kể.
Vì thế, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tại Việt Nam cần nắm bắt tốt sự thay đổi này để có phương thức thu mua, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường cũng như đóng gói sản phẩm bằng những vật liệu thân thiện môi trường phù hợp với xu hướng sống xanh đang ngày một gia tăng trong khu vực và trên thế giới.
Nhiều năm qua, Bộ Công Thương đã rất ủng hộ các doanh nghiệp đã chủ động triển khai biện pháp thiết thực, cụ thể, giảm thiểu tác hại của túi nilon, góp phần tích cực nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm và thói quen sử dụng túi nilon của các siêu thị và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sống vì lợi ích cộng đồng. Bộ Công Thương đã theo sát và triển khai những chương trình có liên quan đến xanh hóa các mô hình kinh doanh; trong đó chú trọng đến hoạt động thay thế túi nilon bằng sản phẩm thân thiện môi trường trong hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.
Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ) trong đó có triển khai nhiệm vụ “Xanh hóa hệ thống phân phối và phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường”.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Công Thương đã phê duyệt thực hiện 2 nhiệm vụ gồm việc nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển các kênh phân phối sản phẩm thân thiện môi trường (tập trung nghiên cứu kênh phân phối sản phẩm điện gia dụng, sản phẩm sử dụng năng lượng).
Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và cấp chứng nhận hệ thống phân phối bán lẻ xanh tại Quyết định số 2308/QĐ-BCT ngày 8 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt kinh phí nhiệm vụ năm 2017 thực hiện chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đặc biệt, Bộ Công Thương còn thực hiện “Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý môi trường trong các cơ sở phân phối hàng hóa” nhằm tổng quan các vấn đề môi trường trong hoạt động của hệ thống phân phối và tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; quản lý và bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng đối với hệ thống phân phối; quản lý và bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng đối với hệ thống phân phối; quản lý và bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành đối với hệ thống phân phối...
Việt Nam đang ngày càng nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của sản xuất và tiêu dùng bền vững nói chung; trong đó có phát triển sản xuất và tiêu thụ các bao bì sản phẩm thân thiện môi trường nói riêng.
Quyết tâm này được thể hiện qua chính sách được ban hành: Quyết định số 76/QĐ - TTg ngày 11/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Bộ Công Thương cũng đã xây dựng Chương trình hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2020 – 2030 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệ; trong đó bao gồm Chương trình hành động về phát triển hệ thống phân phối xanh (hệ thống phân phối bền vững) tại Việt Nam giai đoạn 2020-2030.
Tại Chương trình này, các nghiên cứu đánh giá về thực trạng sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường tại Việt Nam sẽ được thực hiện, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới về việc xây dựng và nhân rộng các mô hình phân phối sản phẩm thân thiện môi trường. Đồng thời đề xuất với Chính phủ một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia hệ thống phân phối xanh; thúc đẩy sản xuất, phân phối, tiêu dùng hàng hóa thân thiện môi trường.
Nguồn: Moit.gov
Link nguồn
-
Bộ Giao thông vận tải vừa có Công điện số 18/CĐ-GTVT ngày 24/9/2021 về việc kiểm tra, xử lý vướng mắc trong tổ chức giao thông nhằm tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 trong giai đoạn mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
-
Sáng ngày 23 tháng 9 năm 2021, tại Thành phố New York, Hoa Kỳ, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với ông Jose W. Fernandez, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách Năng lượng, tăng trưởng kinh tế và môi trường để trao đổi về các vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa hai nước.
-
Thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho NSNN. Trên thị trường sơ cấp, trong vòng 12 năm, hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn đã được huy động cho ngân sách nhà nước để phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
-
Kết luận cuộc họp sáng 23/9 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo phải thay đổi; cần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh trên cơ sở 6 nguyên tắc chính.