Dự báo năm 2020, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có cơ hội tăng trưởng nhờ triển vọng của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO
1. TRONG NƯỚC
-
Dự báo, năm 2020, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam có thể có cơ hội tăng trưởng khá lớn nhờ triển vọng của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong đó đặc biệt là 2 Hiệp định EVFTA và CPTPP.
-
11 tháng năm 2019, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường CPTPP đạt 5,06 tỷ USD, tăng 7,65% so với 11 tháng năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang hầu hết các thị trường thành viên đều tăng trưởng rất cao, ngoại trừ xuất khẩu sang Nhật Bản tăng chậm và xuất khẩu sang Singapore giảm. Kết quả này cho thấy hiệp định thương mại tự do CPTPP đã và đang đóng góp tích cực cho xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân thương mại của ngành dệt may nói riêng và cán cân thương mại của Việt Nam nói chung. Đặc biệt hiệp định CPTPP sau 1 năm có hiệu lực, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mexico, Canada, Chile, Australia… đã tăng mạnh.
-
11 tháng năm 2019, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 3,9 tỷ USD, tăng 4,19% so với 11 tháng năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường Hà Lan, Bỉ, Ai Len tăng mạnh thì xuất khẩu sang Đức, Anh tăng chậm và giảm xuất khẩu sang Pháp, Tây Ban Nha… sang năm 2020, xuất khẩu sang EU kỳ vọng sẽ khả quan khi EVFTA chính thức có hiệu lực.
-
Năm 2019, nhập khẩu dựng của Việt Nam ước đạt 95 triệu USD, giảm 7,8% so với năm 2018. Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản giảm thì nhập khẩu từ Đài Loan tăng khá.
-
Năm 2019, nhập khẩu bo nguyên liệu của Việt Nam ước đạt 94,9 triệu USD giảm 8,5% so với năm 2018. Trong đó nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông giảm thì nhập khẩu từ Đài Loan tăng.
-
Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
-
11 tháng năm 2019, Hồng Kông là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam.
2. NGOÀI NƯỚC
-
Thuế nhập khẩu tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất của Mỹ.
-
Năm 2020, xuất khẩu dệt may của Campuchia sẽ gặp nhiều khó khăn nếu EU loại bỏ ưu đãi thương mại GSP+.
-
Tagra tăng cường chiến lược chuỗi cung ứng tại Trung Mỹ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;Phòng TTXNK
-
Theo ước tính, nhập khẩu thép dây các loại vào Việt Nam trong tháng 12/2019 đạt 15,4 nghìn tấn, trị giá 14,1 triệu USD, nâng tổng lượng thép dây nhập khẩu năm 2019 lên 238,2 nghìn tấn, trị giá 221,1 triệu USD, tăng 16,6% về lượng và tăng 9,6% về trị giá so với năm 2018.
-
Trước và sau tết, giá cua biển nuôi tại Kiên Giang, Cà Mau tăng mạnh, thương lái đi thu mua lên đến 600 ngàn đồng/kg.
-
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu năm 2020, đã có 2.317 chiếc xe được nhập khẩu về Việt Nam. Tính trung bình mỗi ngày có gần 155 chiếc ô tô được nhập vào Việt Nam.
-
Theo số liệu thống kê của NMFS, nhập khẩu thủy sản của Mỹ tháng 11/2019, giảm 9,5% về lượng và 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 234,2 nghìn tấn với trị giá đạt 1,8 tỷ USD