Dự báo năm 2020, nhựa bao bì và nhựa vật liệu xây dựng vẫn là sản phẩm nhựa tăng trưởng của ngành nhựa thế giới
THÔNG TIN NGÀNH NHỰA - HÓA CHẤT
- Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu hóa chất đạt 5,13 tỷ USD, giảm 0,7% so với năm 2018. Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp hóa chất lớn nhất cho Việt Nam với tỷ trọng 31,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hóa chất của Việt Nam. Trong năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ tăng so với năm 2018. Các chủng loại hóa chất có lượng nhập tăng mạnh so với năm 2018 như: Axit terephthalic tinh chế, Amoni clorua, Mono ethylene glycol, Styrene monomer, Oxy già, Toluene diisocyanate, Natri glutamate, Axit glutamic, Lecithin, Melamin, Axit hydrochloric, Dioctyl terephthalate, Dioctyl phthalate, Canxi hypoclorite...
- Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 6,34 triệu tấn với trị giá 8,99 tỷ USD, tăng 13,5% về lượng nhưng giảm 1% về trị giá so với năm 2018. Các thị trường chính cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam là: Hàn Quốc, Arập Xêut, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan. Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Mỹ và Trung Quốc tăng mạnh so với năm 2018 Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu PE và PP chiếm tới 55% tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam. Lượng nhập khẩu PE tăng 21,4%, PVC tăng 18,3%; PS tăng 11,9% so với năm 2018. Giá nhập khẩu trung bình chất dẻo nguyên liệu năm 2019 giảm so với trung bình năm 2018. Trong đó, PE giảm 18,1%; PP giảm 11,4%; PET giảm 12,8%; PS giảm 16,4%; ABS giảm 14,3%.
- Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam tăng trưởng khá so với năm 2018. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam trong năm 2019 tăng 12,8% so với năm 2018, đạt 3,43 tỷ USD. Dự báo trong năm 2020, nhựa bao bì và nhựa vật liệu xây dựng vẫn là sản phẩm nhựa tăng trưởng của ngành nhựa thế giới, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh, tăng trên 15% so với năm 2019, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,94 tỷ USD.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong tháng đầu năm 2020 ước đạt 410.855 tấn, thu về 196,46 triệu USD (giảm 17,8% về khối lượng và 13,8% về kim ngạch so với tháng 12/2019) và cũng giảm 6,1% về lượng nhưng tăng 0,6% về kim ngạch so với tháng đầu năm 2019
-
EVFTA được kỳ vọng là cú hích lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam như giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản và những mặt hàng doanh nghiệp Việt vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh
-
Năm 2019, mặt bằng lãi suất huy động tương đối ổn định và có xu hướng giảm sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2415/QĐ-NHNN ngày 18/11/2019 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND
-
Xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam năm 2019 đạt 39,6 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2018 và hoàn thành 99,07% kế hoạch xuất khẩu của cả năm 2019