Dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2020 và dài hạn
THÔNG TIN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ THƯƠNG MẠI
KINH TẾ TRONG NƯỚC
Tại thị trường trong nước, do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và nhu cầu di chuyển tăng trong dịp Tết Nguyên đán khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1/2020 tăng 1,23% so với tháng 12/2019 - mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2020 tăng 6,43%. Diễn biến này cộng với hàng loạt rủi ro khó lường đến từ thị trường thế giới và trong nước đang tạo sức ép đối với các cơ quan quản lý ngay từ thời điểm đầu năm trong việc điều hành chính sách nhằm đạt mục tiêu CPI cả năm 2020 dưới 4%.
Trong tháng 1/2020, hoạt động sản xuất công nghiệp ước tính giảm 11,8% so với tháng trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay vào cuối tháng 1 nên số ngày làm việc ít hơn.
Trong lĩnh vực ngoại thương, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 1/2020 ước tính đạt 38,1 tỷ USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 19 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 1/2020 ước tính nhập siêu 100 triệu USD. Nguyên nhân chính khiến hoạt động xuất nhập khẩu giảm là do tác động bởi các kỳ nghỉ lễ kéo dài. Đây cũng là thời điểm nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tăng mạnh, chuẩn bị cho dịp Tết, nên dễ dẫn đến nhập siêu.
Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế trong nước vẫn đang ghi nhận những diễn biến tương đối khả quan trong lĩnh vực đầu tư. Trong tháng 1/2020, vốn đầu tư FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Tổng vốn FDI vào Việt Nam tính đến 20/1/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,3 tỷ USD, tăng 179,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó có 258 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4,5 tỷ USD, tăng 14,2% về số dự án và tăng 454,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1 đạt gần 8,3 nghìn doanh nghiệp, tuy giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng tổng vốn đăng ký tăng mạnh cao nhất trong 4 năm trở lại đây.
KINH TẾ THẾ GIỚI
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được những tín hiệu tích cực với việc ký kết thành công thỏa thuận giai đoạn 1 và các chỉ số vĩ mô của các nền kinh tế đầu tàu đều ghi nhận diễn biến tương đối khả quan, kinh tế toàn cầu lại đứng trước những rủi ro mới do diễn biến dịch viêm phổi cấp bùng phát tại Trung Quốc với 170 người chết, 7.711 ca nhiễm và hơn 12.000 ca nghi nhiễm riêng tại Trung Quốc tính đến ngày 30/1/2020. Trước tình hình này, Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi họp Hội đồng Khẩn cấp để xem xét ban bố cảnh báo toàn cầu. Lo ngại về ảnh hưởng của bệnh dịch đến nền kinh tế, đặc biệt hoạt động du lịch, dịch vụ đã khiến hàng loạt thị trường chứng khoán tại các nền kinh tế lớn giảm mạnh. Trên thị trường hàng hóa, dầu mỏ là một trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ nhất trước ảnh hưởng của dịch bệnh với giá dầu liên tục giảm xuống đến mức thấp nhất trong 4 tháng gần đây. Kể từ khi dịch virus corona có thể lây từ người sang người được chính thức công bố, giá dầu tính đến 30/1/2020 đã giảm gần 10% xuống 59,81 USD/thùng với giá dầu Brent và 53,33 USD/thùng với giá dầu WTI.
Trong khi đó, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật tháng 1/2020 của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), tổ chức này đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần lượt ở mức 2,9% trong năm 2019 và phục hồi lên 3,3% trong năm 2020 và 3,4% trong năm 2021. Dự báo này của năm 2019 và 2020 được điều chỉnh thấp hơn 0,1% so với con số được IMF đưa ra trong báo cáo tháng 10/2019, trong khi dự báo của năm 2021 giảm tới 0,2%.
Theo IMF, bất ổn liên quan đến chính sách thương mại, căng thẳng địa chính trị và vấn đề đặc thù tại những nền kinh tế mới nổi quan trọng đã tiếp tục tác động đến hoạt động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sản xuất và thương mại của nửa cuối năm 2019. IMF cũng nhận định, xung đột thương mại, đặc biệt là đối đầu thương mại Mỹ - Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực là những lý do cơ bản làm giảm triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Theo nghiên cứu của IMF, xung đột thương mại tới năm 2020 có thể sẽ khiến GDP toàn cầu bị thiệt hại tới 700 tỷ USD, tương đương với mức giảm 0,8% tăng trưởng toàn cầu.
Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ tại một số nền kinh tế trong năm 2019 sẽ góp phần giúp kinh tế toàn cầu phục hồi vào đầu năm 2020. Theo đó, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020 dự kiến cải thiện hơn so với năm trước chủ yếu nhờ chính sách nới lỏng định lượng mạnh mẽ của các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu trong năm 2019 và thỏa thuận thương mại giai đoạn một Mỹ - Trung Quốc được ký kết vào giữa tháng 1/2020, giúp giải tỏa bớt các căng thẳng trong cuộc chiến thương mại kéo dài gần 2 năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo báo cáo của IMF, cả nền kinh tế Mỹ lẫn Trung Quốc đều tăng trưởng chậm lại trong năm nay. Trong năm 2020, kinh tế Mỹ và Trung Quốc được dự báo sẽ lần lượt đạt ngưỡng tăng trưởng 2,0% và 6,0%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 2,3% và 6,1% trong năm 2019.
Kinh tế Nhật Bản dự báo chỉ đạt mức tăng trưởng 0,7% trong năm 2020, thấp hơn so với mức tăng 1% trong năm 2019 nhưng đã được điều chỉnh tăng so với mức tăng 0,2% trong dự báo tháng 10/2019 do Chính phủ nước này đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của chính sách tăng thuế tiêu dùng. Sự cải thiện tăng trưởng đáng chú ý nhất trong năm nay sẽ diễn ra ở nhiều nền kinh tế mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Nga, Mexico. Tăng trưởng của các nước này được dự báo tăng tốc trong năm 2020 với mức tăng khoảng 1 điểm phần trăm cho mỗi nước. Trong khi đó, tăng trưởng của khu vực ASEAN-5 (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam) được dự báo sẽ giảm nhẹ về mức 4,8% trong năm nay so với mức 4,9% trong dự báo tháng 10/2019, nhưng sẽ bật lên mức 5,1% trong năm 2021.
Trong lĩnh vực thương mại, sự trì trệ của doanh số dịch vụ và hàng hóa đã khiến tăng trưởng thương mại và đầu tư toàn cầu năm 2019 chỉ đạt 1%, thấp hơn rất nhiều so với mức 3,7% trong năm 2018. IMF dự báo bức tranh thương mại toàn cầu sẽ sáng hơn trong năm 2020 với doanh số thương mại tăng trưởng 2,9% nhờ động thái điều chỉnh chính sách của các cơ quan quản lý tiền tệ trên toàn cầu, đặc biệt là việc ba lần hạ lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vào năm 2019.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới
Quốc gia |
Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%) |
|||
Năm 2018 |
Ước tính 2019 |
Dự báo 2020 |
Dự báo 2021 |
|
Tăng trưởng kinh tế thế giới |
3,6 |
2,9 |
3,3 |
3,4 |
Các nền kinh tế phát triển |
2,2 |
1,7 |
1,6 |
1,6 |
Mỹ |
2,9 |
2,3 |
2 |
1,7 |
Khu vực EU |
1,9 |
1,2 |
1,3 |
1,4 |
Nhật Bản |
0,3 |
1 |
0,7 |
0,5 |
Anh |
1,3 |
1,3 |
1,4 |
1,5 |
Canada |
1,9 |
1,5 |
1,8 |
1,8 |
Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển |
4,5 |
3,7 |
4,4 |
4,6 |
Nga |
2,3 |
1,1 |
1,9 |
2 |
Trung Quốc |
6,6 |
6,1 |
6 |
5,8 |
Ấn Độ |
6,8 |
4,8 |
5,8 |
6,5 |
Asean 5 ( Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam) |
5,2 |
4,7 |
4,8 |
5,1 |
Brazil |
1,3 |
1,2 |
2,2 |
2,3 |
Tăng trưởng thương mại thế giới |
3,7 |
1 |
2,9 |
3,7 |
Các nền kinh tế phát triển |
3,2 |
1,3 |
2,2 |
3,1 |
Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển |
4,6 |
0,4 |
4,2 |
4,7 |
Nguồn: Báo cáo "Triển vọng Kinh tế toàn cầu” của IMF trong tháng 1/2020
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Năm 2019, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả bứt phá mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ở cả trong và ngoài nước
-
Trong niên vụ 2019/2020, cung cầu lúa mỳ của Mỹ không thay đổi nhiều so với dự báo trước. Tiêu thụ lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi và lương thực dự kiến tăng 10 triệu bushel so với dự báo trước
-
Thống kê trong năm 2019, tình hình sản xuất dược phẩm ở hầu hết các nhóm hàng đều giảm so năm 2018, trong đó nhóm hàng dược phẩm khác chưa phân vào đâu và dịch vụ sản xuất dược phẩm là giảm mạnh nhất lần lượt 19,79% và 18,36%. Ngược lại, dược phẩm chứa hoóc môn nhưng không có kháng sinh dạng viên đạt 58,52 tỷ viên, tăng 8,05% so năm 2018.
-
Đồng THB của Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng qua. Sự sụt giảm đáng kể này được cho là hậu quả bởi ngành du lịch nước này – một động lực chính cho sự tăng trưởng – bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Corona gây ra.