Đồng Tháp: Lần đầu tiên xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông sang Nhật Bản
Ngày 7/5/2024, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ công bố xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông của tỉnh sang thị trường Nhật Bản.
Cụ thể, 15 tấn củ sen xuất sang Nhật Bản được thu hoạch 135 ngày sau trồng, kích thước 4-6cm. Củ sen sau khi đã sơ chế được cắt lát đường kính 4-6cm, cấp đông ở nhiệt độ -25 độ bằng công nghệ IQF.
Các đại biểu thực hiện nghi thức xuất khẩu lô sen đầu tiên sang Nhật Bản - Ảnh: Báo Điện tử Đảng Cộng sản
Ông Nguyễn Minh Thiện, Giám đốc Nhà máy Công ty CP Thực phẩm Sen Đại Việt - đơn vị xuất khẩu lô củ sen cho biết, để xuất khẩu chính thức sang Nhật, doanh nghiệp có hai năm đàm phán, nhiều lần gửi hàng mẫu. Lô sen được xuất khẩu có trị giá khoảng 1 tỉ đồng. "Thị trường Nhật Bản rất khó tính, đối tác phía Nhật yêu cầu kiểm nghiệm mẫu đất, nước, không khí nơi trồng sen và quy trình chế biến tại nhà máy. Trung bình một tấn củ sen nguyên liệu sử dụng được 30% để xuất khẩu, còn lại dùng chế biến các sản phẩm bán trong nước. Dự kiến trong năm nay, đối tác Nhật Bản sẽ nhập thêm 8 container, giá trị khoảng 7 tỉ đồng", ông Thiện cho biết.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó chủ tịch Hội ngành hàng Sen tỉnh Đồng Tháp thông tin, lô củ sen được xuất khẩu là loại sen trồng ở miền Tây có thể trồng quanh năm. Một vụ trồng 4 tháng có thể đạt năng suất từ 5 - 7 tấn/vụ.
Ảnh minh họa
Khảo sát ở các tỉnh miền Tây có khoảng 3.000 ha trồng sen song đa phần lấy hạt, chỉ 200 ha trồng lấy củ nên so với nhu cầu không đáp ứng. Hiện nay thị trường Nhật cần khoảng 100.000 tấn củ sen mỗi năm, trong khi Trung Quốc là 2 triệu tấn nên nhu cầu xuất khẩu củ sen là rất lớn.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, tỉnh đang trồng 1.800 ha sen, sản lượng khoảng 1.500 tấn/năm. Sen lấy củ trồng theo quy trình được bao tiêu với giá 20.000 đồng một kg, ước tính mỗi vụ nông dân lãi 40-45 triệu đồng một ha. Việc xuất khẩu lô củ sen sang thị trường Nhật Bản khó tính là nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, khẳng định thế mạnh nông sản tỉnh
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của nước ta sang thị trường Nhật Bản đạt 176,17 triệu USD, tăng 6,73% so với năm 2022, chiếm 3,14% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta ra thế giới. Sang đến năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật đạt 17,28 triệu USD trong tháng 3/2024, tăng 69,46% so với tháng trước và tăng 3,94% so với cùng tháng năm trước. Luỹ kế 3 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 44,39 triệu USD, tăng 11,83% so với cùng kỳ năm trước. Những con số tích cực trên cho thấy, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn các sản phẩm nông sản. Do đó, đây cũng là thị trường tiềm năng cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Theo Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ NN&PTNT), khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Đài Loan và Astralia, các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý một số quy định mới tại các nước này.
-
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ở mức cao trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.
-
ổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 3/2024 đạt 64,54 tỷ USD, tăng mạnh 34,5% so với tháng trước, tương ứng tăng 16,55 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu là 33,66 tỷ USD, tăng 36,4%, tương ứng tăng 8,97 tỷ USD
-
Vào ngày 24-29/6/2024, Hội chợ quốc tế Alger lần thứ 55 (FIA 55) sẽ được tổ chức tại Cung Hội chợ Triển lãm Pins Maritimes, thủ đô Alger (Algieria). Đây là sự kiện thương mại đa ngành lớn nhất Algeria với diện tích gian hàng dự kiến lên tới 25.000 m2 và 638 nhà trưng bày, trong đó một nửa dành cho các doanh nghiệp nước ngoài đến từ 30 nước.