Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Triển khai chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 99/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2019, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Đề án “Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” và dự thảo báo cáo Chính phủ vào quý 1/2020, đề xuất xử lý các vướng mắc do quy định của các luật, pháp lệnh theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.
Đề án sẽ cải cách toàn diện về mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp và xã hội; Phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và trách nhiệm kiểm tra của cơ quan/tổ chức thực hiện kiểm tra trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, nguồn lực cho xã hội nhưng vẫn tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Để có thông tin chi tiết Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Đặng Thanh hằng - Phó trưởng phòng
Phòng Truyền Thông
Địa chỉ: Phòng 505B Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm - Tp Hà Nội
Điện thoại: 024 2219 2872/ 3715 3697/ 3715 3635
Fax; 024 3715 3697 Email: (hangdt@moit.gov.vn)
Phòng Truyền thông
-
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nam Phi từ ngày 03 đến 05/11/2019 của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi
-
Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam tăng trưởng hàng năm
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến hết tháng 9/2019, trị giá xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới luôn tăng trưởng đều hàng năm. Về cơ bản, việc Bộ Công Thương nói riêng và chính phủ Việt Nam nói chung ký các FTA -
CPTPP ký ngày 8/3/2018 và bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019, những tác động tích cực của CPTPP tương đối toàn diện. Tuy nhiên, việc 100 % dòng thuế đối với tất cả hàng hóa sẽ về 0% theo lộ trình 7 năm (với Việt Nam được kéo dài lộ trình 7 đến 10 năm) cũng mang đến những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp. Các lĩnh vực, ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp từ CPTPP có thể kể đến như: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá, rượu bia… tuy nhiên lợi ích nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của từng ngành, các doanh nghiệp và phụ thuộc vào điều kiện cũng như việc tổ chức thực thi cam kết hội nhập, cải cách để hướng tới tăng trưởng bền vững.
-
Từ khoảng giữa năm 2018 đến nay, các cơ quan quản lý phía Trung Quốc đã tăng cường thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc, giám sát kiểm dịch động thực vật và chất lượng hàng hóa nông thủy sản nhập khẩu. Điều này đã phần nào tác động đến tiến độ xuất khẩu nông thủy sản của ta sang thị trường Trung Quốc,