Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Triển khai chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 99/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2019, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Đề án “Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” và dự thảo báo cáo Chính phủ vào quý 1/2020, đề xuất xử lý các vướng mắc do quy định của các luật, pháp lệnh theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.
Đề án sẽ cải cách toàn diện về mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp và xã hội; Phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và trách nhiệm kiểm tra của cơ quan/tổ chức thực hiện kiểm tra trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, nguồn lực cho xã hội nhưng vẫn tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Để có thông tin chi tiết Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Đặng Thanh hằng - Phó trưởng phòng
Phòng Truyền Thông
Địa chỉ: Phòng 505B Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm - Tp Hà Nội
Điện thoại: 024 2219 2872/ 3715 3697/ 3715 3635
Fax; 024 3715 3697 Email: (hangdt@moit.gov.vn)
Phòng Truyền thông
-
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại số tháng 01/2020 có những nội dung chủ yếu - Kinh tế Việt Nam 2019 và dự báo năm 2020: Tăng trưởng từ nội lực; 10 sự kiện tiêu biểu ngành Công Thương năm 2019; Ngành Công Thương: Dấu ấn năm 2019 và những vấn đề trọng tâm năm 2020
-
Dù gặp không ít những tác động từ nền kinh tế trong nước và thế giới, năm 2019, ngành thép trong nước vẫn giữ được mức tăng trưởng. Tuy nhiên, năm 2020, dự báo sẽ tiếp tục phân hóa rõ nét hơn giữa các doanh nghiệp (DN), nguy cơ đối mặt với các vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) ngày một cao sẽ đặt ngành thép Việt Nam trước những khó khăn không nhỏ.
-
Gỗ và sản phẩm gỗ: Trung tâm nghiên cứu công nghiệp (CSIL) dự báo tiêu thụ đồ nội thất của thế giới tăng 2,4% về giá trị thực vào năm 2020.
-
Tin vui đến với ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đầu năm 2020 khi Cục Thú y cho hay, Hồng Kông vừa quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu (NK) thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam.