Doanh nghiệp ngành tôm khai thác tiềm năng từ các hội chợ thương mại quốc tế
Trong tháng 3/2024, Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22/3/2024 với quy mô hơn 200 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp thủy sản trong và ngoài nước, với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm”.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 - Ảnh: Mard.gov.vn
Trong khuôn khổ hội chợ, nhiều chương trình Hội thảo quốc xoay quanh các chủ đề như “Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn chuỗi giá trị tôm Việt”; “Đối thoại về ngành tôm ít phát thải và bền vững theo kinh tế tuần hoàn”; “Tăng cường chất lượng nâng tầm giá trị” và “Để nuôi tôm đem lại hiệu quả cao nhất” cũng được tổ chức, với sự tham gia của Cục Thuỷ sản, các Hiệp hội và chuyên gia đầu ngành thuỷ sản tại Việt Nam và trên thế giới. Đây là cơ hội quý giá để các ngành, đơn vị chức năng và người dân tỉnh Cà Mau có điều kiện học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để tổ chức tốt việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm trong thời gian tới.
VietShrimp 2024 được đánh giá là một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành tôm trong năm 2024 bởi trong thời gian qua, ngành tôm đã phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình hình thời tiết trong nước bất thường, giá vật tư đầu vào tăng cao liên tục, nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn trên tôm nuôi rất lớn, trong khi đó tôm Việt Nam còn phải cạnh tranh trực tiếp với tôm của nhiều quốc gia khác như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia. Hơn 20 năm qua, ngành tôm luôn giữ vai trò tiên phong trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 - 4 tỷ USD. Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,38 tỷ USD, giảm 21,7% so với năm 2022; tỷ trọng tôm trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 giảm cả về lượng và trị giá so với năm 2022; diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước đạt 737.000 ha, sản lượng khoảng 1,12 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2022. Một số thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản.
Trong thời gian tới, ngành tôm muốn phát triển bền vững cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đây là động lực quyết định nâng cao sức cạnh tranh để giảm giá thành cạnh tranh với tôm thế giới. Đồng thời, việc sản xuất phải chú trọng hơn đến các yếu tố về môi trường, giảm phát thải. Do đo, VietShrimp 2024 sẽ là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác và khách hàng; là diễn đàn để Nhà nước, Nhà khoa học, Doanh nghiệp và Nhà nông cùng chung tay tìm ra giải pháp, đưa ngành tôm phát triển hiệu quả và bền vững; duy trì vị thế trên thị trường thế giới, kết nối tất cả các lĩnh vực với thế giới; cùng với đó, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật của các quốc gia tiên tiến để nâng tầm ngành tôm Việt.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Việc sửa đổi Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
-
Bộ Công thương vừa ban hành các văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
-
Ngành công nghiệp Halal là ngành cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo, bao gồm thực phẩm và đồ uống, du lịch và thủy sản … Hiện nay, ngành công nghiệp này ngày càng phát triển, trên thế giới hiện có hơn 2 tỉ người theo đạo Hồi, đây là cơ hội để sản phẩm gia cầm Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu.
-
Triển lãm quốc tế về ngành nhựa và cao su (Plastics and Rubber Vietnam 2024) diễn ra trong ba ngày, từ ngày 13/3 đến ngày 15/3/2024 tại thành phố Hồ Chí Minh.