VITIC
Xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp gốm sứ Việt tăng cường khai thác cơ hội từ các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu

25/07/2024 09:13

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đến các thị trường đạt 317,04 triệu USD, tăng 9,51% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của đồ gốm sứ Việt Nam với kim ngạch đạt 81 triệu USD, tăng 55,70% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 25,5% thị phần; riêng trong tháng 6, thị trường Mỹ nhập khẩu 12,94 triệu USD sản phẩm gốm sứ từ Việt Nam, tăng 38,54% so với tháng 5/2024.

Kim ngạch tăng một phần nguyên nhân do người tiêu dùng Mỹ đang dần chuyển từ gốm sứ trang trí của Trung Quốc sang các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam. Tại Mỹ, Việt Nam lọt top các thị trường cung cấp gốm sứ lớn nhất, bên cạnh Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Mexico, Italia và Thái Lan.


Ảnh minh họa: Báo Công Thương

Theo cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Việt Nam lọt top 3 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gốm sứ mỹ nghệ cho thị trường châu Âu. Việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm thủ công nói chung và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng.

Khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ nói riêng. Khách nước ngoài muốn tìm đến nguồn gốc Á Đông với những sản phẩm do chính bàn tay lao động thủ công của người thợ tạo nên từ những nguyên liệu tự nhiên.

Bên cạnh gốm sứ mỹ nghệ thủ công, gốm sứ cũng là một trong các loại vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong mỗi công trình xây dựng, đóng góp vào sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trung bình hàng năm, công nghiệp sản xuất gốm sứ đã đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam.

Với năng lực sản xuất và trình độ công nghệ như hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 thế giới. Hiện nay, tiềm năng xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng rất lớn, bởi nhu cầu về các sản phẩm gốm sứ ngày càng tăng do sự gia tăng các dự án khu dân cư và các tòa nhà. Vật liệu gốm được dùng nhiều trong chi tiết kết cấu của công trình, từ khối xây, lát nền, ốp tường đến cốt liệu rỗng cho loại bê tông nhẹ.


 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao
    Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng đã có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có Công văn số 5178/BCT-XNK ngày 19/7/2024 gửi các Hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu; các Hiệp hội lĩnh vực logistics; Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam; Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam; Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam về giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao. Bộ Công Thương đề nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp triển khai 6 giải pháp sau
  • “Xanh hóa” ngành dệt may góp phần mở rộng thị phần tại thị trường EU
    Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đạt gần 1,91 tỷ USD, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 11,54% trong tổng kim ngạch của Việt Nam sang thị trường này.
  • 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Úc tăng trưởng gần 30% so với cùng kỳ
    Trong thời gian gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Úc đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện, phản ánh sự tương tác ngày càng sâu rộng và đa dạng giữa hai nền kinh tế. Nền tảng của mối quan hệ này được củng cố thông qua Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) và Hiệp định CPTPP. Nhờ những hiệp định này, các rào cản thương mại được giảm bớt, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường của nhau.
  • Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc trong năm 2024
    Việt Nam và Cộng hòa Séc (Séc) có quan hệ hữu nghị truyền thống hơn 70 năm, Séc là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.058.926