VITIC
Xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp dệt may tận dụng cơ hội mở rộng thị trường tại Ấn Độ

28/02/2024 13:55
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 14,36 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2022, trong đó, xuất khẩu sang Ấn Độ đạt kim ngạch 8,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2022, là một trong số ít thị trường đạt mức tăng trưởng dương.

Tính riêng tháng 01/2024, kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 829,2 triệu USD, tăng 18,03% so với tháng 12/2023 và tăng mạnh 37,08% so với tháng 01/2023. Trong những năm qua, thương mại luôn là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ, liên tục đạt tăng trưởng đều đặn qua các năm. Hiện nay, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á, chiếm tỷ trọng gần 80% xuất khẩu của Việt Nam đến khu vực này; trong khi đó Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia ASEAN có quan hệ thương mại với Ấn Độ.

Nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước lên một tầm cao mới, trong thời gian qua, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng đã được triển khai. Với sự hỗ trợ và sự kết nối của Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, đoàn Việt Nam gồm hơn 20 doanh nghiệp đã tham dự Hội chợ Bharat Tex 2024, diễn ra từ ngày 26 đến 29/02/2024 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị quốc tế Bharat Mandapam (Pragati Maidan), thủ đô New Delhi. Hội chợ dệt may Bharat Tex 2024 được tổ chức bởi Bộ Dệt may Ấn Độ và 11 Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dệt may Ấn Độ, đây là hội chợ dệt may lớn nhất khu vực Nam Á, được đánh giá là một sự kiện quan trọng trong việc nâng cao tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về Ấn Độ tự cường (Aatmanirbhar Bharat và Viksit Bharat), nhằm thể hiện sức mạnh của Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may và tái khẳng định vị thế của Ấn Độ như một cường quốc dệt may toàn cầu. Hội chợ diễn ra với 65 phiên hội thảo, hơn 100 diễn giả toàn cầu cùng thảo luận về các vấn đề khác nhau của ngành dệt, may; hội chợ cũng quy tụ hơn 3.500 nhà triển lãm, 3.000 người mua, 40.000 khách tham quan từ hơn 100 quốc gia và các nhà hoạch định chính sách và CEO toàn cầu.

 

Đoàn Việt Nam tham dự Hội chợ Bharat Tex 2024 - Ảnh: Báo Công thương

Tại hội chợ, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, gặp gỡ người bán – người mua, tham dự các buổi hội thảo, tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam được trao đổi thông tin, học hỏi thêm kinh nghiệm từ các tập đoàn dệt may lớn của Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung, từ đó mở rộng cơ hội kinh doanh, tiếp cận các xu hướng thời trang và tiêu dùng mới nhất của Ấn Độ cũng như các thị trường khác. Sự tham gia của đoàn doanh nghiệp Việt Nam tại các sự kiện thương mại quốc tế lớn như Hội chợ dệt may Bharat Tex 2024 đã và đang góp phần khai thác tiềm năng thị trường, đóng góp quan trọng vào hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực may mặc – thời trang.

 

Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
Tin cũ hơn
  • Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 01 năm 2024
    Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng đạt 44,52 tỷ USD, tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 32,9% so với cùng kỳ năm trước.
  • Xuất khẩu tôm mở màn năm 2024 tăng 71%
    Xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 1/2024 đạt 242 triệu USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoại trừ việc năm 2023 Tết Nguyên đán rơi vào tháng 1, nếu so sánh với cùng kỳ những năm trước đó, doanh số XK tôm tháng 1/2024 vẫn là một tín hiệu tích cực
  • Kỳ vọng ngành điều hồi phục mạnh mẽ trong năm 2024
    Trong giai đoạn 2021 – 2023, ngành điều thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid 19 và khủng hoảng chính trị - kinh tế tại một số khu vực trên toàn cầu. Giá điều nhân xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong năm 2023, giá điều thô cũng giảm nhưng với mức chậm hơn.
  • Ngành gỗ tăng cường xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ quốc tế
    Trong năm 20023, ngành gỗ Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đến từ tình hình kinh tế - chính trị toàn cầu bất ổn, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến nguyên liệu gỗ nhập khẩu, quy định chống phá rừng của EU, yêu cầu sản phẩm gỗ có phát thải carbon thấp.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.058.964