VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Doanh nghiệp da giày đẩy nhanh sản xuất

23/03/2022 15:22

Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sự bất ổn của thị trường thế giới, doanh nghiệp da giày Việt vẫn đứng trước cơ hội phục hồi trong năm 2022.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2022, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 23% so với tháng trước và tăng 11.7% so với cùng kỳ nămngoái; sản lượng giày, dép da ước đạt 20.4 triệu đôi, tăng 15.3% so với tháng trước nhưng giảm 5.5% so với cùng kỳ năm ngoái.Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 10,4%; sản lượng giầy, dép da ước đạt 62.7 triệu đôi, tăng 0.2% so với thời điểm năm 2021.

Sản lượng gia tăng kéo theo sự gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu giày dép trong tháng 2/2022 ước đạt kim ngạch trên 1.34 tỷ USD, giảm 30.6 %so với tháng trướcnhưng tăng 11.22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mặt hàng này đạt 3.28 tỷ USD, tăng 6.83% so với cùng kỳ và chiếm trên 6.03% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta.

 

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép qua các năm

Tháng

Năm 2019 (Triệu USD)

Năm 2020 (Triệu USD)

Năm 2021 (Triệu USD)

Năm 2022 (Triệu USD)

Năm 2022 so 2021 (%)

Năm 2022 so 2020 (%)

Tháng 1

1.769,88

1.423,88

1.868,07

1.937,95

3,74

36,10

Tháng 2

851,81

1.366,05

1.209,37

1.345,03

11,22

-1,54

Tháng 3

1.307,77

1.386,01

1.717,62

 

 

 

Tháng 4

1.454,38

1.208,20

1.720,33

 

 

 

Tháng 5

1.717,20

1.309,13

1.885,59

 

 

 

Tháng 6

1.629,63

1.439,48

1.984,32

 

 

 

Tháng 7

1.621,07

1.366,83

1.397,93

 

 

 

Tháng 8

1.572,69

1.381,15

836,08

 

 

 

Tháng 9

1.323,82

1.254,73

678,43

 

 

 

Tháng 10

1.594,36

1.399,16

937,10

 

 

 

Tháng 11

1.702,07

1.517,60

1.576,41

 

 

 

Tháng 12

1.770,59

1.738,83

1.937,13

 

 

 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Về các mặt hàng khác như túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù… nhìn chung đều ghi nhận tín hiệu tích cực. Trong tháng 2/2022, xuất khẩu các mặt hàng này đạt kim ngạch trên 208.54 triệu USD, giảm 46.58 %so với tháng trướcnhưng tăng 6.97% so với cùng kỳ. Tổng 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mặt hàng này đạt 600.22 triệuUSD, tăng 24.71% so với cùng kỳ và chiếm trên 1.1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóanước ta.

Về cơ bản, nhịp độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt, nhất là các doanh nghiệp phía Nam hiện đang tương đối khả quan. Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết quý II/2022. Đây là tín hiệu tích cựcđểcác doanh nghiệp đẩy nhanh sản xuất, lấy lại đàtăng trưởng sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Cùng với đó, ngay từ đầu năm, một số thương hiệu lớn như Nike, Adidas đều bày tỏ mong muốn gia tăng sản lượng sản xuất tại Việt Nam. Riêng với Nike, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước gia công, sản xuất da giày lớn nhất cho hãng với hơn 50% sản lượng giày. Việc gia công cho Nike đang chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của cả ngành, tạo ra việc làm cho khoảng 300.000 lao động.


Việt Nam hiện là nước gia công, sản xuất da giày lớn nhất của thương hiệu Nike

Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sự bất ổn của thị trường thế giới, doanh nghiệp da giày Việt vẫn đứng trước cơ hội phục hồi trong năm 2022. Dự kiến trong năm nay, xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt khoảng 23 - 25 tỷ USD, tăng khoảng 10 - 15% so với năm 2021.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, da giày Việt cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp da giày hiện đang “đau đầu” lo lắng về việc chi phí nguyên liệu đầu vào, logistics tăng quá cao, tạo rào cản lớn. Điều này có thể khiến nhà nhập khẩu dịch chuyển đơn hàng sản xuất về gần thị trường tiêu thụ nhằm giảm chi phí. Một khía cạnh khác là việc tận dụng nhu cầu tăng đơn hàng của các thương hiệu lớn cũng không hề đơn giản bởi không dễ để đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe mà thương hiệu đặt ra.

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp da giày trong nước sớm phục hồi, tận dụng tốt các cơ hội thị trường, Chính phủ và các bộ, ngành sớm đưa vào thực hiện gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế có quy mô 350.000 tỷ đồng, cải thiện các thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ dễ dàng hơn; nghiên cứu ban hành chính sách mới, tập trung vào chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được các Hiệp định thương mại tự do để gia tăng xuất khẩu. Đồng thời, nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng, logistics; cần có chiến lược phát triển tốt hơn về đầu tư nguyên phụ liệu, thu hút tín dụng để phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp; đầu tư phát triển chiều sâu, nghiên cứu phát triển thiết kế mẫu mã và nguyên liệu mới…

 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.772.865