Điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu điều nhân năm 2023
Hiệp hội Điều Việt Nam điều chỉnh mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm nay đạt 3,05 tỷ USD, giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đã đề ra trước đó.
Trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, hạt điều tiếp tục là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, duy trì tăng trưởng dương và thuộc nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tỷ đô.
Theo đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam, những tháng cuối năm 2023 cho đến quý I/2024, tăng trưởng của ngành điều tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Hiệp hội điều chỉnh mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm nay đạt 3,05 tỷ USD, giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đã đề ra trước đó và thấp hơn 750 triệu USD so với chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra cho ngành điều từ đầu năm.
Hiệp hội Điều Việt Nam điều chỉnh mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm nay đạt 3,05 tỷ USD, giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đã đề ra trước đó. Ảnh minh họa.
6 tháng đầu năm 2023, ngành điều đã xuất khẩu được trên 279.000 tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,6 tỷ USD, tăng 9,49% về lượng và tăng 7,65% về giá trị. Tuy nhiên, giá xuất khẩu nhân điều bình quân chỉ đạt khoảng 5.717 USD/ tấn, giảm 1,73% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về vùng nguyên liệu, theo số liệu thống kê từ Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổng diện tích trồng điều của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 320.000 ha, giảm 2.300 ha so với năm 2022. Sản lượng dự kiến đạt 345.000 tấn điều. Năng suất bình quân đạt 1,15 tấn/ha, tăng 30 kg/ha so với năm trước.
Như vậy, mặc dù diện tích trồng và diện tích cho sản phẩm đang có dấu hiệu bị thu hẹp nhưng với năng suất điều bình quân tăng, tổng sản lượng điều thu hoạch dự kiến cả năm 2023 dự kiến tăng nhẹ so với năm 2022.
Về nhập khẩu, 6 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp điều Việt Nam đã nhập khẩu được khoảng 1, 44 triệu tấn điều thô, trị giá khoảng 1,8 tỷ USD, tăng 19,79% về lượng và tăng 5,16 % về trị giá. Giá nhập khẩu điều thô bình quân giảm 11,34%, chỉ còn 1.251 USD/tấn.
Việt Nam là nước sản xuất điều lớn trên thế giới, sau Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, tuy nhiên sản lượng điều của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Nguồn: VTV.vn
-
Cung cấp thông tin về thị trường, đẩy mạnh triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại là các giải pháp để Bộ Công Thương hỗ trợ các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa xuất khẩu nông sản thế mạnh.
-
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với doanh nghiệp nước ngoài phải thận trọng và đàm phán kỹ điều khoản thanh toán để bảo đảm an toàn nhất.
-
Nền kinh tế thị trường là một khái niệm được một số nước sử dụng khi tiến hành điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác
-
Bộ NN&PTNT đánh giá thị trường đối với sản phẩm tôm đang có xu hướng ấm dần lên trong những tháng qua. Dự báo trong các tháng cuối năm, lượng hàng tồn kho ở các thị trường có xu hướng giảm và nhu cầu cho các lễ hội cuối năm tăng sẽ giúp xuất khẩu tôm tăng trở lại.