Diễn biến tình hình tài chính – tiền tệ và dự báo
08/05/2020 09:17
Tuần qua, lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng so với tuần trước. Cụ thể, ngày 21/4/2020 lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng đối với các kỳ hạn ngắn như qua đêm tăng 0,79 điểm phần trăm, lên 2,49%/năm; kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần tăng lần lượt 0,49 điểm phần trăm và 0,48 điểm phần trăm, lên mức 2,39%/năm và 2,64%/năm.
Trong khi lãi suất VND tăng, thì lãi suất chào bình quân liên ngân hàng bằng đồng USD giảm 0,01 – 0,03 điểm phần trăm ở hầu hết các kỳ hạn, ngoại trừ tăng 0,01 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1 tuần, cụ thể, giao dịch tại: kỳ hạn qua đêm là 0,32%; kỳ hạn 1 tuần là 0,51%; kỳ hạn 2 tuần là 0,69%, kỳ hạn 1 tháng là 1,04%.
Về nghiệp vụ thị trường mở, NHNN tiếp tục chào thầu 3.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố vẫn với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất ở mức 3,5% trong phiên ngày 20/4/2020. Không có khối lượng trúng thầu, trong ngày có 783 tỷ đồng đáo hạn. Như vậy, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 1.070 tỷ đồng.
NHNN vẫn không chào thầu tín phiếu NHNN, trong ngày có 5.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống mức gần 137.000 tỷ đồng. Như vậy, NHNN bơm ròng 4.217 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trưởng mở.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Trong khi lãi suất VND tăng, thì lãi suất chào bình quân liên ngân hàng bằng đồng USD giảm 0,01 – 0,03 điểm phần trăm ở hầu hết các kỳ hạn, ngoại trừ tăng 0,01 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1 tuần, cụ thể, giao dịch tại: kỳ hạn qua đêm là 0,32%; kỳ hạn 1 tuần là 0,51%; kỳ hạn 2 tuần là 0,69%, kỳ hạn 1 tháng là 1,04%.
Về nghiệp vụ thị trường mở, NHNN tiếp tục chào thầu 3.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố vẫn với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất ở mức 3,5% trong phiên ngày 20/4/2020. Không có khối lượng trúng thầu, trong ngày có 783 tỷ đồng đáo hạn. Như vậy, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 1.070 tỷ đồng.
NHNN vẫn không chào thầu tín phiếu NHNN, trong ngày có 5.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống mức gần 137.000 tỷ đồng. Như vậy, NHNN bơm ròng 4.217 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trưởng mở.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
Tin cũ hơn
-
Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Anh giảm mạnh ở hầu hết các mặt hàng. Riêng xuất khẩu áo sơ mi và đồ lót tăng khá. Hiện thị trường Anh đang có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng khẩu trang và quần áo bảo hộ
-
Ngành giấy vẫn tăng trưởng tốt do nhu cầu nhập khẩu giấy của nhiều thị trường trên thế giới tăng. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giấy của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 700 triệu USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Được dự báo sẽ tác động rõ nét hơn tới hoạt động thương mại của Việt Nam trong quý II/2020 bởi từ giữa tháng 3/2020 đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các thị trường đối tác thương mại chính của Việt Nam là Mỹ, EU hay Nhật Bản. Mặc dù vậy, nếu dịch bệnh sớm được khống chế trong quý III/2020
-
Nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong quý II/2020 khi các hoạt động sản xuất đã dần trở lại khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản ở thị trường này sẽ tăng mạnh; Nhật Bản sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý II/2020,