Diễn biến tình hình tài chính – tiền tệ trong tuần và dự báo
26/05/2020 15:23
Lãi suất: Tuần qua, lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm mạnh đối với các kỳ hạn ngắn khi Ngân hàng Nhà nước công bố giảm lãi suất điều hành. Cụ thể:
Ngày 12/5/2020, lãi suất bình quân liên ngân hàng đối với kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần giảm lần lượt 0,72 điểm phần trăm và 0,69 điểm phần trăm, xuống còn 1,52%/năm và 1,61%/năm. Đối với kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng, lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm 0,53 điểm phần trăm và 0,86 điểm phần trăm, xuống còn 2,63%/năm và 2,84%/năm. Ngược lại, đối với kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng 0,43 điểm phần trăm và 0,92 điểm phần trăm, lên mức 4,65%/năm và 5,09%/năm.
Ngày 13/5/2020, trên thị trường mở OMO đã xuất hiện giao dịch đầu tiên với chi phí mới. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ mức chào thầu quen thuộc 1.000 tỷ đồng thời gian qua, kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất mới là 3%/năm (giảm 0,5%/năm theo chính sách điều chỉnh vừa ban hành). Chỉ có duy nhất 1 giao dịch với 1,02 tỷ đồng của 1 tổ chức tín dụng tiếp cận và trúng thầu, nhưng là giao dịch đầu tiên đánh dấu mức lãi suất thấp 3%/năm, sau nhiều năm trước ở 5%/năm rồi giảm dần thời gian qua.
Đáng chú ý, vài tháng gần đây trên OMO gần như không phát sinh giao dịch, không cần Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nguồn, nhưng thỉnh thoảng vẫn phát sinh giao dịch rất nhỏ, khoảng hơn 1 tỷ đồng của một tổ chức tín dụng.
Ở kênh tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trong ngày 12/5/2020 có 5.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, quay trở lại hệ thống tổ chức tín dụng. Số dư lưu hành của tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo đó giảm xuống còn 71.000 tỷ đồng.
Như vậy, tính ở cả hai kênh trên, nhà điều hành bơm ròng 5.001 tỷ đồng ra thị trường trong ngày 12/5/2020.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Ngày 12/5/2020, lãi suất bình quân liên ngân hàng đối với kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần giảm lần lượt 0,72 điểm phần trăm và 0,69 điểm phần trăm, xuống còn 1,52%/năm và 1,61%/năm. Đối với kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng, lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm 0,53 điểm phần trăm và 0,86 điểm phần trăm, xuống còn 2,63%/năm và 2,84%/năm. Ngược lại, đối với kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng 0,43 điểm phần trăm và 0,92 điểm phần trăm, lên mức 4,65%/năm và 5,09%/năm.
Ngày 13/5/2020, trên thị trường mở OMO đã xuất hiện giao dịch đầu tiên với chi phí mới. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ mức chào thầu quen thuộc 1.000 tỷ đồng thời gian qua, kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất mới là 3%/năm (giảm 0,5%/năm theo chính sách điều chỉnh vừa ban hành). Chỉ có duy nhất 1 giao dịch với 1,02 tỷ đồng của 1 tổ chức tín dụng tiếp cận và trúng thầu, nhưng là giao dịch đầu tiên đánh dấu mức lãi suất thấp 3%/năm, sau nhiều năm trước ở 5%/năm rồi giảm dần thời gian qua.
Đáng chú ý, vài tháng gần đây trên OMO gần như không phát sinh giao dịch, không cần Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nguồn, nhưng thỉnh thoảng vẫn phát sinh giao dịch rất nhỏ, khoảng hơn 1 tỷ đồng của một tổ chức tín dụng.
Ở kênh tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trong ngày 12/5/2020 có 5.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, quay trở lại hệ thống tổ chức tín dụng. Số dư lưu hành của tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo đó giảm xuống còn 71.000 tỷ đồng.
Như vậy, tính ở cả hai kênh trên, nhà điều hành bơm ròng 5.001 tỷ đồng ra thị trường trong ngày 12/5/2020.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
Tin cũ hơn
-
Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tháng 3/2020, Việt Nam vượt qua Trung Quốc trở thành nhà cung cấp hàng may mặc lớn số 1 vào thị trường Mỹ.
-
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2020, xuất khẩu hàng dây điện và dây cáp điện của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 25,22 triệu USD, giảm 11,2% so với tháng 3/2020 nhưng tăng 11,4% tháng 4/2019, nâng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020 đạt 103,11 triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Trong bối cảnh Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh, trong phiên Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020 được tổ chức vào ngày 5/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải đạt được “mục tiêu kép” trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội
-
Nhập khẩu thủy sản của Mỹ quý I/2020 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên tình hình nhập khẩu thủy sản vào Mỹ đã chững lại từ tháng 3/2020 do tác động mạnh từ dịch Covid – 19. Theo số liệu thống kê từ NMFS, nhập khẩu thủy sản của Mỹ tháng 3/2020 giảm 1,4% về lượng và 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019,