VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Diễn biến tình hình tài chính – tiền tệ trong tuần và dự báo

19/02/2020 10:17

TIỀN TỆ - TÍN DỤNG – THANH TOÁN TRONG NƯỚC

Diễn biến tình hình tài chính - tiền tệ trong tuần và dự báo
Trong nước: Tuần qua, tỷ giá USD/VND tăng mạnh trên thị trường chính thức, nhưng ổn định trên thị trường tự do. Tại VCB, tỷ giá USD/VND tăng 55 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,24%) ở cả hai chiều mua vào và bán ra, lên mức 23.160 đồng/USD (mua vào) và 23.300 đồng/USD (bán ra). So với đầu năm 2020, tỷ giá USD/VND tăng 70 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,30%).

Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 23.190 đồng/USD (mua vào) và 23.210 đồng/USD (bán ra). Tại Sở Giao dịch NHNN, tỷ giá USD mua vào ổn định ở mức 23.175 đồng/USD, thấp hơn 722 đồng/USD so với mức giá trần. So với tuần trước, tỷ giá USD ở chiều bán ra tăng 16 đồng/USD, lên mức 23.847 đồng/USD và thấp hơn mức giá trần 50 đồng/USD.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố, áp dụng cho ngày 6/2/2020 là 23.201 đồng/USD, tăng 16 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,07%) so với mức công bố tuần trước, so với đầu năm 2020 tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng 28 đồng/USD (tương đương mức tăng 1,12%). Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng vào thời điểm ngày 6/2/2020 là 23.897 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.505 đồng/USD.

Giá bán một số ngoại tệ tại NHTM (Theo giá bán của VCB)

Mã NT

Ngày 6/02/2020

So với tuần trước (%)

So với đầu năm 2020 (%)

So với đầu năm 2019 (%)

So với đầu năm 2018 (%)

So với đầu năm 2017 (%)

AUD

 15.841,74

-0,03

-1,56

-3,38

-3,54

-11,19

CAD

 17.663,84

-0,78

-1,72

-1,94

2,97

-3,07

CHF

 24.103,39

0,16

0,22

-0,17

1,16

2,73

EUR

 26.152,00

-0,06

-0,87

-1,81

-3,88

-4,56

GBP

 30.310,31

-0,12

-0,78

-1,79

1,87

-1,65

HKD

 3.013,38

0,30

0,37

0,47

0,97

2,95

JPY

 213,66

-0,45

0,26

-1,20

0,04

5,45

KRW

 20,68

-0,43

-1,66

-3,27

-1,85

-5,96

MYR

 5.693,92

-0,85

-0,56

-0,26

0,76

0,59

SGD

 16.866,50

-1,91

-2,38

-2,68

-1,46

-1,42

THB

 765,47

-0,45

-2,10

-2,52

4,29

7,37

USD

 23.300

0,24

0,30

0,30

0,19

2,44

Tỷ giá TT

 23.201

0,07

0,12

0,22

1,65

3,51

(Nguồn: Vietcombank và Ngân hàng Nhà nước)

Lãi suất:
+ Lãi suất huy động
Sau một tuần mở cửa giao dịch kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lượng tiền gửi tiết kiệm tại hầu hết các ngân hàng tăng mạnh, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

Theo quy luật phổ biến của ngành ngân hàng, tiền thường được rút ra trước Tết và quay lại ngân hàng sau Tết. Như mọi năm, vào đầu Xuân Canh Tý, trong khoảng 5 ngày làm việc đầu tiên, nhiều ngân hàng lì xì cho những khách hàng đầu tiên đến giao dịch, không phân biệt số tiền giao dịch nhiều hay ít, miễn có sử dụng dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó là tặng quà, bốc thăm trúng thưởng… để hút nguồn tiền này.

Nhóm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng dao động từ 7 - 8,5%/năm tập trung vào các ngân hàng như MSB, Techcombank, VPBank. Nhóm lãi suất thấp nhất dao động quanh mức 6,8 - 7,1%/năm tập trung vào các ngân hàng như VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank và ACB. Riêng Ngân hàng SHB có mức lãi suất tiền gửi quanh 7%/năm… Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng cao nhất trên thị trường thuộc về các ngân hàng như CBBank và NamABank, từ 8 - 8,5%/năm, không phụ thuộc số tiền gửi nhiều hay ít.

Trong khi đó ở kỳ hạn 24 tháng, nhiều ngân hàng có mức lãi suất trên 8%/năm, bao gồm NamABank là 8,6%/năm, Eximbank và NCB là 8,2%/năm, VietCapitalBank là 8,1%/năm. Ngoài ra, lãi suất xấp xỉ 8%/năm ở kỳ hạn 24 tháng còn có ACB từ 7,6 - 7,8%/năm, OCB 7,8%/năm.

Về xu hướng lãi suất tiết kiệm trong thời gian tới, mặt bằng lãi suất thị trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Thách thức cho chính sách tiền tệ năm 2020 đến từ xu hướng tăng trở lại của lạm phát (CPI) và yếu tố khó lường từ dịch viêm phổi cấp do virus Corona. Ngay sau Tết, giá vàng và USD trong nước đồng loạt tăng mạnh. Mặc dù CPI có thể sẽ không tăng cao lên mức quá rủi ro, nhưng cũng là một trở ngại khiến NHNN khó mạnh tay trong việc cắt giảm thêm các loại lãi suất điều hành như trần lãi suất huy động, lãi suất OMO, lãi suất tín phiếu…, nhất là trong nửa đầu năm 2020. Trong kịch bản lạm phát hạ nhiệt dần trong nửa cuối năm nay, NHNN sẽ có dư địa để xem xét cắt giảm các loại lãi suất điều hành.

+ Lãi suất bình quân liên ngân hàng
Lượng tiền gửi tiết kiệm về lại ngân hàng trước và sau Tết giúp tăng thanh khoản cho toàn hệ thống. Trước đó, một lượng tiền lớn rút ra khỏi ngân hàng vào dịp cuối năm với nhu cầu thanh toán, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, nên thanh khoản của hệ thống trong trạng thái kém dồi dào. Thực tế cũng cho thấy, trong những ngày giáp Tết, lãi suất liên ngân hàng vẫn tiếp tục tăng. Sau khi bơm ròng qua kênh tín phiếu để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống trong dịp cuối năm, trong ngày thị trường trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, NHNN cũng đã nhanh chóng hút bớt tiền về, giảm thiểu độ trễ cân đối nguồn.

Cụ thể, NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu, lượng vốn hút bớt này đang tăng lên từng ngày. Tính chung sau 5 phiên, tổng lượng vốn nhà điều hành hút bớt về, qua số dư lưu hành tín phiếu hiện hành, đã lên tới xấp xỉ 25.000 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn này đều có kỳ hạn 91 ngày; lãi suất ba phiên gần đây ở mức 2,65%/năm. Diễn biến này một phần phản ánh, ngay sau mùa cao điểm thanh toán và chi trả Tết Nguyên đán vừa qua, dòng tiền đã dần trở lại hệ thống ngân hàng.

Ngày 3/2/2020, lãi suất bình quân liên ngân hàng biến động không đồng nhất, tăng đối với các kỳ hạn qua đêm, 1 tháng, nhưng giảm đối với các kỳ hạn khác. Cụ thể, lãi suất bình quân liên ngân hàng đối với kỳ hạn qua đêm và 1 tháng tăng 0,07 điểm phần trăm và 0,22 điểm phần trăm so với ngày 31/1/2020, lên mức 3,15%/năm và 3,70%/năm. Ngược lại, lãi suất bình quân liên ngân hàng đối với các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tháng  và 9 tháng giảm, xuống còn 3,24%/năm, 3,38%/năm, 3,90%/năm và 5,82%/năm.

Lãi suất bình quân liên ngân hàng

Thời hạn

Ngày 3/2/2020

So với ngày 31/1/2020

So với đầu năm 2020

So với cuối năm 2019

So với đầu năm 2019

% năm

% năm

% năm

% năm

% năm

Qua đêm

3,15

0,07

0,71

1,72

-1,51

1 Tuần

3,24

-0,05

0,53

0,95

-1,60

2 Tuần

3,38

-0,13

0,21

0,26

-1,45

1 Tháng

3,70

0,22

-0,33

-0,20

-1,66

3 Tháng

3,90

-0,27

-0,01

-1,20

-1,80

6 Tháng

4,87

0,00

-0,51

0,23

-1,12

9 Tháng

5,82

-0,05

-0,04

-0,04

0,62

 

(Nguồn: Sở giao dịch NHNN Việt Nam)

Thế giới: Tuần qua, để hạn chế ảnh hưởng của dịch cúm viêm phối cấp đối với nền kinh tế, ngày 3/2/2020 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) đã bất ngờ giảm lãi suất đối với các hợp đồng mua lại đảo ngược (repo). Cụ thể, PboC giảm lãi suất đối với hợp đồng mua lại đảo ngược kỳ hạn 7 ngày từ 2,5% xuống còn 2,4% và kỳ hạn 14 ngày từ 2,65% xuống còn 2,55%. Bên cạnh đó, PBoC cũng quyết định bơm 1.200 tỷ NDT (173,81 tỷ USD) vào các thị trường tiền tệ thông qua các hợp đồng mua lại trái phiếu đảo ngược. 

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các thị trường tài chính của Trung Quốc ngày 3/2 mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, trong bối cảnh số ca nhiễm virus Corona (2019-nCov) tiếp tục tăng nhanh tại nước này. 

Theo tính toán dựa vào số liệu chính thức của PBoC, lượng trái phiếu trị giá 1.050 tỷ NDT sẽ được giao dịch trong ngày 3/2/2020, đồng nghĩa với 150 tỷ NDT tiền mặt sẽ được bơm vào thị trường. Trước đó, ngày 1/2/2020, giới chức tài chính Trung Quốc cho biết đã triển khai một loạt biện pháp hỗ trợ tài chính để kiểm soát dịch bệnh. Theo đó, Trung Quốc sẽ nỗ lực duy trì khả năng thanh khoản đầy đủ và hợp lý.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) có thể sẽ tiếp tục hạ lãi suất. Theo biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc(BoK), phần lớn các thành viên trong hội đồng chính sách tiền tệ của BoK đều nhận thấy những dấu hiệu cải thiện từng bước nhưng chắc chắn của các điều kiện kinh tế trong nước, cho thấy BoK có thể tiếp tục hạ lãi suất trong thời gian tới.

Lãi suất của Hàn Quốc đã được giữ ở mức thấp kỷ lục 1,25%/năm kể từ tháng 10/2019, thời điểm BoK quyết định hạ lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm. Tuy nhiên, hội đồng chính sách của BoK vẫn dự kiến sẽ giảm thêm lãi suất nhằm kích thích nền kinh tế Hàn Quốc. Sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 2% trong năm 2019, kinh tế Hàn Quốc được dự báo sẽ tăng 2,3% trong năm 2020.

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ngày 4/2/2020 cho rằng còn quá sớm để tiếp tục đưa ra các biện pháp nới lỏng, mặc dù ông sẽ theo dõi sát sao những tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đối với nền kinh tế Nhật Bản và giá cả hàng hoá, cũng như những diễn biến trên thị trường tài chính.

Tuần qua, đồng USD tăng so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ thế giới sau khi có thêm tín hiệu tích cực về nền kinh tế Mỹ.

Theo đó, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 98,29 điểm. Cụ thể, đồng USD tăng so với đồng euro và bảng Anh, lên mức 1 euro đổi 1,09987 USD và 1 GBP đổi 1,29871 USD; tỷ giá USD/JPY tăng 0,83%, 1 USD đổi 109,875 JPY; tỷ giá USD/CNY tăng 0,45%, 1 USD đổi 6,9719 CNY.

Đồng USD tăng sau khi Mỹ công bố những số liệu tích cực về nền kinh tế nước này. Thị trường chứng khoán tăng điểm và lên đỉnh cao sau khi Mỹ công bố số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân tăng mạnh, vượt dự báo bất chấp dịch bệnh do virus corona vẫn tiếp tục lan rộng ở trong và ngoài Trung Quốc.

Theo đó, báo cáo việc làm quốc gia ADP trong tháng 1/2020 cho thấy có 291.000 việc làm mới được tạo ra trong lĩnh vực tư nhân, cao hơn nhiều so với kỳ vọng tăng 150.000 việc làm. Đây là báo cáo trước cho báo cáo việc làm quan trọng hơn từ Bộ Lao động sẽ công bố vào cuối tuần.

Tỷ giá một số đồng tiền giao dịch chủ yếu trên thế giới

Cặp tỷ giá

Ngày 6/2/2020

So với tuần trước (%)

So với đầu năm 2020 (%)

So với đầu năm 2019 (%)

So với đầu năm 2018(%)

So với đầu năm 2017(%)

Eur/USD

1,09987

-0,18

-1,88

-3,23

-8,73

1,86

GBP/USD

1,29871

-0,07

-1,75

3,46

-4,50

-11,25

USD/INR

71,1921

-0,44

-0,22

1,14

12,06

6,58

AUD/USD

1,48056

-0,33

3,66

2,74

15,79

4,38

USD/CAD

1,32842

0,52

2,39

-2,57

6,15

-5,70

USD/ZAR

14,7516

0,81

5,52

1,27

18,24

-7,52

USD/NZD

1,54476

0,50

3,85

2,43

9,50

2,42

USD/JPY

109,875

0,83

0,99

2,84

-2,18

-6,93

USD/SGD

1,38493

1,69

2,82

1,42

4,11

-3,69

USD/CNY

6,9719

0,45

0,11

1,37

7,24

5,82

(Nguồn: xe.com)

Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.112.237