VITIC
Thị trường thế giới

Diễn biến phân hóa trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

22/07/2024 09:44

- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Rau quả tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Sữa và sản phẩm sữa tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Thịt và sản phẩm thịt tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;
- Xem th
êm xuất nhập khẩu
mặt hàng Sắt thép tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Nhựa, hoá chất tại đây;

- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Máy tính, linh kiện điện tử tại đây;
- Xem thêm
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 6 và 6 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
tại đây;




Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 17/7, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Nhiều mặt hàng nhóm nông sản và năng lượng giá tăng tích cực trong khi nhóm kim loại, nguyên liệu công nghiệp lại suy yếu. Lực bán chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index rơi tiếp 0,23% xuống 2.211 điểm, nối dài chuỗi giảm sang ngày thứ tư.  

Thị trường kim loại chìm trong sắc đỏ

Khép lại phiên giao dịch ngày 17/7, ngoại trừ chì LME, tất cả các mặt hàng kim loại đồng loạt suy yếu. Trong đó, giá bạc để mất 3,44% về 30,38 USD/ounce. Giá bạch kim giảm nhẹ 0,34% xuống mức 1.008 USD/ounce. Thị trường kim loại quý biến động khá mạnh trong phiên hôm qua. 

Trong phiên sáng, giá bạc và giá bạch kim đón nhận lực mua tích cực nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm hạ lãi suất. Ngân hàng Goldman Sachs và cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s mới đây còn dự báo FED thậm chí có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản ngay trong cuộc họp cuối tháng này vào ngày 30 - 31/7 sắp tới. 

Tuy nhiên, sang phiên chiều, giá dần suy yếu và xóa bỏ hoàn toàn mức tăng trước đó khi giới đầu tư đẩy mạnh hoạt động chốt lời. Ngoài ra, thị trường cũng thận trọng hơn khi thời điểm FED xoay trục chính sách còn là ẩn số; một bộ phận nhà đầu tư mang tâm lý lo ngại lạm phát Mỹ có thể tăng mạnh trở lại khiến FED tiếp tục trì hoãn giảm lãi suất. 

Cùng chung diễn biến với kim loại quý, giá các mặt hàng nhóm kim loại cơ bản cũng đồng loạt suy yếu trong phiên hôm qua. Trong đó, giá quặng sắt giảm hai phiên liên tiếp với mức giảm 2,24% xuống 104,95 USD/tấn, mức thấp nhất trong vòng ba tuần qua. Giá nhôm LME nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp và vẫn đang neo ở vùng đáy ba tháng. Nguyên nhân chính gây sức ép lên hai mặt hàng này là tiêu thụ còn yếu trong khi nguồn cung dư thừa. 

Dầu chấm dứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Đi ngược với xu hướng của thị trường kim loại trong ngày giao dịch hôm qua, giá dầu thế giới cắt đứt chuỗi suy yếu ba phiên liên tiếp khi bật tăng trước rủi ro nguồn cung bên cạnh sức ép tồn kho từ Mỹ. Kết phiên, giá dầu WTI tăng 2,59% lên mức 82,85 USD/thùng, dầu thô Brent tăng 1,61%, đạt mức 85,08 USD/thùng. 

Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 12/7 giảm 4,8 triệu thùng, xác nhận lại công bố tương tự của Viện Dầu khí Mỹ trong phiên sáng. Mức tồn kho giảm trái ngược so với dự báo không đổi của thị trường tạo đà hỗ trợ đối với giá, bất chấp việc tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất đều ghi nhận mức tăng hơn 3 triệu thùng. 

Cũng theo EIA, sản lượng dầu thô của North Dakota, một trong những bang sản xuất dầu lớn nhất của Mỹ, trong tháng 5 đạt 1,195 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 50.000 thùng/ngày so với tháng 4 và đánh dấu sản lượng hàng tháng thấp nhất kể từ đợt đóng băng vào tháng 1 đầu năm. 

Về phía Nga, thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu và đồng minh (OPEC+) cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng dầu thô bổ sung để bù đắp cho việc bơm cao hơn hạn ngạch OPEC+ cho tới khoảng tháng 9/2025.  Thêm vào đó, áp lực nguồn cung trên thị trường tiếp tục tăng lên khi Bộ Năng lượng Nga đã đề xuất gia hạn lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu sang tháng 9 và tháng 10. Trước đó, các hạn cấm xuất khẩu diễn ra vào tháng 5 cho đến ngày 30/6 và việc đình chỉ sau đó đã được gia hạn cho đến cuối tháng 7. Ngoài ra, căng thẳng ở Trung Đông và châu Âu gia tăng có thể tiếp tục thúc đẩy áp lực lên thị trường và hỗ trợ cho giá.

 

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại ngành da giày với thị trường Italy
    Trong thời gian từ ngày 10 - 12/7, Thương vụ Italy tại Việt Nam phối hợp với Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất thiết bị và công nghệ cho ngành da giày Italy (Assomac), Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso Việt Nam), cùng một số đơn vị khác tổ chức chuỗi chương trình xúc tiến thương mại và kết nối giao thương ngành da và giày tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thị trường hàng hóa nguyên liệu trải qua tuần giao dịch biến động
    ở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua tuần giao dịch biến động. Đóng cửa tuần giao dịch 8-14/7, giá của 3/4 nhóm hàng (trừ nguyên liệu công nghiệp) đều sụt giảm kéo chỉ số MXV-Index rơi 1,93% xuống 2.260 điểm.
  • Xúc tiến thương mại và đầu tư tại tỉnh Jijel của Algeria
    ​Ngày 11/7/2024, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã tổ chức chuyến công tác tại tỉnh Jijel của Algeria và có buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp địa phương và gặp gỡ một số doanh nghiệp sở tại.
  • Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Nga trong năm 2024
    Nước Nga, tên đầy đủ là Liên bang Nga, là một quốc gia cộng hòa liên bang nằm ở phía Bắc của lục địa Á - Âu, đây cũng là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới. Việt Nam và Liên bang Nga đã có hơn 70 năm xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị, mở đầu bằng dấu mốc năm 1950 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.692.510