Dịch Covid-19 làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ
Hiện tại, tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ, các thị trường này vẫn áp dụng các biện pháp phong tỏa quyết liệt, điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thực hiện hợp đồng đã ký kết trước đây và ký kết hợp đồng mới. Các hợp đồng đã ký kết vẫn chưa được vận chuyển do các động thái hoãn, trả chậm làm lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao, dòng tiền tồn đọng tại hàng khiến doanh nghiệp rất khó khăn trong việc trả chi phí cho nhân công, kho bãi...
Chính phủ đã tung ra nhiều gói hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và ngành gỗ nói riêng. Điều này là động lực rất lớn cho các doanh nghiệp ngành gỗ cố gắng tìm các giải pháp nhằm duy trì hoạt động hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp
cần có những hướng đi mới, với các thay đổi căn bản để phát triển bền vững. Xác định các dòng sản phẩm và thị trường chiến lược, hình thành và phát triển các liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, chuyển đổi dần từ phương thức bán hàng truyền thống sang hình thức bán hàng online, và phát triển thị trường nội địa. Duy trì được hoạt động sản xuất, khi dịch bệnh kết thúc ngành gỗ không bị đứt gãy chuỗi cung ứng và tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.
Đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu, do nhu cầu tiêu thụ gỗ trên toàn cầu chậm, cùng với lượng hàng tồn kho lớn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ, dự báo nhập khẩu gỗ nguyên liệu sẽ giảm trong những tháng tới.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng hóa chất tháng 4/2020 ước đạt 450 triệu USD, giảm 14,7% so với tháng 3/2020. Tổng 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 1,76 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. Giá nhập khẩu trung bình nhiều loại hóa chất giảm trong tháng 3/2020 so với tháng 02/2020
-
Tuần qua, lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng so với tuần trước. Cụ thể, ngày 21/4/2020 lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng đối với các kỳ hạn ngắn như qua đêm tăng 0,79 điểm phần trăm, lên 2,49%/năm; kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần tăng lần lượt 0,49 điểm phần trăm và 0,48 điểm phần trăm, lên mức 2,39%/năm và 2,64%/năm.
-
Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Anh giảm mạnh ở hầu hết các mặt hàng. Riêng xuất khẩu áo sơ mi và đồ lót tăng khá. Hiện thị trường Anh đang có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng khẩu trang và quần áo bảo hộ
-
Ngành giấy vẫn tăng trưởng tốt do nhu cầu nhập khẩu giấy của nhiều thị trường trên thế giới tăng. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giấy của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 700 triệu USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2019.