Đề xuất quy định phương thức, nội dung ghi nhãn hàng hóa điện tử
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư Quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử.
Dự thảo nêu rõ, nội dung ghi nhãn điện tử được thể hiện trên website có chỉ dẫn cụ thể thông tin đường dẫn trên nhãn hàng hóa gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa; thể hiện trên mã quét, mã QR, mã số, mã vạch có gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Vị trí thể hiện ghi nhãn bằng phương thức điện tử phải được gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa, có thể đọc được dễ dàng bằng mắt thường và thiết bị phù hợp.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ, một số nội dung tại điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP được lựa chọn thể hiện bằng phương thức điện tử thay cho ghi nhãn gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa, ghi trong tài liệu kèm theo, trừ các nội dung: ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, thông tin cảnh báo thì không được chỉ thể hiện bằng phương thức điện tử.
Các nội dung bắt buộc khác đã thể hiện trực tiếp trên nhãn hàng hóa đúng theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP có thể được thể hiện thêm hình thức ghi nhãn bằng phương thức điện tử.
Nội dung thể hiện trực tiếp trên nhãn hàng hóa phải tương ứng với nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử, không được sai lệch nội dung, bản chất của hàng hóa.
Đảm bảo các phương thức điện tử được sử dụng như đường dẫn website, mã quét, mã QR là trung thực, chính xác, phải tra cứu được.
Website chứa thông tin ghi nhãn phải được duy trì đầy đủ thông tin cho đến hết thời hạn sử dụng của sản phẩm. Trường hợp thông tin ghi nhãn được sửa đổi, cập nhật thì phải được thể hiện kịp thời, đầy đủ các nội dung liên quan (thời gian, nội dung thay đổi).
Trường hợp có thay đổi nội dung ghi nhãn hàng hóa thì phải cập nhật thông tin trên đường dẫn website hiện hành, doanh nghiệp phải lưu hồ sơ về việc thay đổi nội dung ghi nhãn hàng hóa, cung cấp cho cơ quan quản lý khi có yêu cầu.
Trường hợp sử dụng mã số mã vạch thì phải được kết nối từ cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia, quốc tế.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương
-
Tại dự thảo Thông tư hướng dẫn về ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất chậm nhất đến ngày 1/1/2025 sản phẩm thực phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng theo quy định.
-
Quy định về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7, trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
-
Từ năm 2022, theo quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu vào Trung Quốc được thực hiện trực tuyến trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (https://cifer.singlewindow.cn).
-
Bộ Công Thương vừa có văn bản số 1150/BCT-KHCN ngày 08/03 năm/2022 đề nghị Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện quy định mới về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu.