VITIC
Thị trường trong nước

Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều chế biến sâu nhờ tận dụng lợi thế từ các FTA

05/03/2024 14:00

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2022; tính riêng trong tháng 01/2024, kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt 351,2 triệu USD, tăng rất mạnh 126% so với cùng kỳ năm 2023. Trong ba quý đầu năm 2023, tình hình kinh doanh hạt điều gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên càng về cuối năm càng có điểm sáng khi sức tiêu thụ của các thị trường như châu Âu, Mỹ dần hồi phục, trong khi đó tình hình tiêu thụ hạt điều ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tương đối ổn định trong năm.
 


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Dự báo, trong năm 2024, tình hình sản xuất - xuất khẩu hạt điều sẽ có nhiều tín hiệu tích cực hơn so với năm 2023. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, thị trường hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng bình quân 4,6% trong giai đoạn 2022 - 2027. Xu hướng ưa chuộng chế độ ăn thuần chay và thực vật trên toàn cầu đã làm cho nhu cầu về các loại hạt dinh dưỡng tăng cao, trong đó có hạt điều.

Hiện nay, Việt Nam giữ vị trí hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều, chiếm tới 80% tổng sản lượng toàn cầu trong 16 năm liên tiếp. Trong thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ hạt điều chế biến sâu đang tiếp tục tăng lên. Đáng chú ý, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm này nhiều hơn bởi trong các FTA mà Việt Nam đã ký, hạt điều chế biến sâu nhập khẩu từ Việt Nam đã được giảm thuế xuống bằng 0%.

Nhận thức được tiềm năng của sản phẩm hạt điều chế biến sâu, các doanh nghiệp ngành điều trong cả nước đã và đang đẩy mạnh đầu tư, sản xuất các sản phẩm hạt điều chất lượng cao. Doanh nghiệp chủ động giảm thiểu tối đa xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch, tiến tới thực hiện xuất khẩu chính ngạch theo hợp đồng; đồng thời tận dụng triệt để các FTA đã ký kết và có hiệu lực nhằm tạo thuận lợi trong quá trình tiếp cận với thị trường thế giới. Kết quả là nhiều doanh nghiệp đã khai thác được nhóm khách hàng khó tính từ các thị trường lớn và bán được giá tốt hơn so với mặt bằng chung. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng tích cực thực hiện chuyển đổi xanh, trách nhiệm xã hội … để hướng ngành điều phát triển bền vững. Hiện nay, Bình Phước là thủ phủ của hạt điều Việt Nam, trên địa bàn đã có hơn 1.400 cơ sở chế biến hạt điều; sản phẩm hạt điều của tỉnh Bình Phước xuất khẩu đi đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó tập trung thị trường EU, Mỹ, Nhật, Australia, Trung Quốc ... Với việc khai thác tiềm năng từ hạt điều chế biến sâu cùng với sự hồi phục đáng kể của thị trường thế giới trong các tháng đầu năm, doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam đang nhìn thấy nhiều triển vọng và dư địa phát triển trong thời gian tới. 


 

Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Triển vọng phát triển ngành giày dép trong các tháng đầu năm 2024
    Sau dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép trong cả nước liên tục đón các đơn hàng quay trở lại. Đây được coi là tín hiệu rất tốt với các doanh nghiệp nội địa khi tạo được niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước. Sản xuất các sản phẩm giày dép có chất lượng từ trung bình trở lên và có độ khó cao được xem là lợi thế giúp doanh nghiệp Việt có thêm nhiều đơn hàng mới.
  • BÁO CÁO: tình hình kinh tế – xã hội tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2024
    Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2024 ước tính giảm 18% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%). Trong đó, ngành khai khoáng giảm 3,5%, làm giảm 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung;
  • Loạt giải pháp nhằm phát triển thị trường gạo trong năm 2024
    Ngày 29/2/2024, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức chương trình “Hội nghị giao ban với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài” với chủ đề: “Đánh giá tình hình xuất khẩu và định hướng công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường gạo năm 2024”.
  • Các doanh nghiệp dệt may triển khai nhiều biện pháp để đón cơ hội tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2024
    Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam phải đối diện với khó khăn chưa từng có trong tiền lệ khi lượng đơn hàng giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm hơn 10% so với năm 2022.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.999.142