Đẩy mạnh các giải pháp khơi thông thị trường rau quả
Trong các tháng đầu năm 2024, thị trường tiêu thụ rau quả tiếp tục có nhiều thuận lợi với kết quả ấn tượng. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 670,52 triệu USD, tăng nhẹ 1,27% so với tháng 6/2023; lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,33 tỷ USD, tăng đến 24,22% so với cùng kỳ năm 2023.
Để khẳng định được vị trí trên thị trường, chất lượng rau quả là điều quan trọng nhất. Vì vậy, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp, vùng sản xuất đã chú ý nhiều hơn đến tiêu chuẩn chất lượng của từng loại rau quả, gắn với yêu cầu nghiêm ngặt của các thị trường.
Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Tài chính
Tại các tỉnh Nam Trung bộ, các trang trại công nghệ cao là những nơi đầu tiên chuyển hướng canh tác để nông sản làm ra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu, đặc biệt là những thị trường lớn có các quy định nhập khẩu khắt khe như Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc ... Kết quả là nông sản được tiêu thụ mạnh và được giá bán. Chính điều này thúc đẩy hướng sản xuất gắn với thị trường bằng những nông sản chất lượng, nhất là các mặt hàng rau quả mà thị trường càng ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng.
Hiện nay, việc sản xuất theo tín hiện thị trường là yêu cầu đặt ra đối với hầu hết nông sản của Việt Nam để bảo đảm tiêu thụ ổn định, bền vững, nhất là đối với các sản phẩm có tính mùa vụ cao như trái cây.
Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại đi trước một bước sẽ đẩy hiệu quả sản xuất lên rất cao.Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hoạt động xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, thông qua việc phối hợp với các địa phương, Hiệp hội xây dựng, tổ chức có hiệu quả các hoạt động quảng bá, tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu; qua đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ nông dân mở rộng thị trường, chủ động trong công tác tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đang đến vụ.
Ngoài ra, logistics cũng là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu rau quả. Để giải quyết bài toán vận chuyển, cần khuyến khích, hỗ trợ sự tham gia của các doanh nghiệp vận tải (hàng không, tàu biển) để giảm cước vận chuyển trái cây mùa vụ vào các dịp cao điểm từ Việt Nam sang Mỹ và các thị trường khác. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp logistics phát huy thế mạnh hệ thống hạ tầng, tối ưu hoá mô hình logistics chuyên dụng dành cho nông sản phục vụ xuất khẩu.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Từ ngày 1-3/8/2024, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Thành phố Hồ Chí Minh, Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam (VILOG) sẽ chính thức diễn ra, với các nhóm ngành hàng và dịch vụ chính: Vận tải & Giao nhận; Dịch vụ & Thiết bị kho bãi/nhà xưởng; Đóng gói & chuỗi cung ứng lạnh; Ứng dụng công nghệ logistics.
-
heo Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng năm 2024, tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.098,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1200/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới được ban hành và bị bãi bỏ trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
-
Cuối năm 2023 đến nay, thời tiết diễn biến bất thường, không thuận lợi cho cây vải đến kỳ ra hoa; dẫn tới sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang năm 2023 giảm so với năm trước. Dự báo sản lượng vải toàn tỉnh trong năm 2024 đạt khoảng 100.000 tấn; thời gian thu hoạch vải thiều từ ngày 20/5, kết thúc cuối tháng 7/2024. Năm 2024, giá bán vải thiều dao động từ 25.000 – 70.000 đồng/kg. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang duy trì và kiểm soát chặt chẽ 223 mã vùng trồng vải thiều phục vụ xuất khẩu với diện tích gần 17.200 ha và 40 cơ sở đóng gói quả vải tươi xuất khẩu.