Đạt hơn 122 tỷ USD, xuất nhập khẩu khởi sắc quý đầu năm
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 (từ ngày 1-15/3) đạt 26,36 tỷ USD, tăng 22% (tương ứng tăng 4,76 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 2/2021.
Hoạt động xuất nhập khẩu có chuyển động hết sức tích cực những tháng đầu năm. Ảnh: T.Bình.
Xuất siêu 1,81 tỷ USD
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 3 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3 đạt 122,21 tỷ USD, tăng 24,2%, tương ứng tăng 23,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 86,91 tỷ USD, tăng 30,1% (tương ứng tăng tới 20,12 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 35,3 tỷ USD, tăng 11,6% (tương ứng tăng 3,68 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.
Trong kỳ 1 tháng 3, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 239 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/3, Việt Nam xuất siêu 1,81 tỷ USD.
Như vậy, dù chưa kết thúc quý I, nhưng với kết quả vừa qua và đà tăng trưởng liên tiếp gần đây có thể thấy hoạt động xuất nhập khẩu đang có sự khởi đầu năm mới ấn tượng.
Liên quan đến thông tin đáng chú ý trong nửa đầu tháng 3, Tổng cục Hải quan ghi nhận, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,3 tỷ USD, tăng 30% (tương ứng tăng 3,07 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 2/2021.
Xuất khẩu tăng mạnh ở một số nhóm hàng chủ lực như: dệt may tăng 565 triệu USD, tương ứng tăng 79,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 398 triệu USD, tương ứng tăng 22,6%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 392 triệu USD, tương ứng tăng 32,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 281 triệu USD, tương ứng tăng 69,7%...
Tính đến hết 15/3, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,01 tỷ USD, tăng 22,7% tương ứng tăng 11,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 3,22 tỷ USD, tương ứng tăng 81,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 2,44 tỷ USD, tương ứng tăng 34,9%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,47 tỷ USD, tương ứng tăng 14,4%... so với cùng kỳ năm 2020.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 9,86 tỷ USD trong kỳ 1 tháng 3, tăng 24,6%, tương ứng 1,94 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 2/2021.
Hết ngày 15/3, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm doanh nghiệp FDI đạt 46,85 tỷ USD, tăng 29,9%, tương ứng tăng 10,79 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 75,5% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Nhập khẩu hạt điều tăng mạnh
Về nhập khẩu, Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 đạt 13,06 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 1,69 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 2/2021.
Đáng chú ý, hạt điều nhập khẩu tăng mạnh tới 103 triệu USD, tương đương 76,4%.
Các nhóm hàng có mức tăng mạnh khác như: máy vi tính, sản phẩm điện tửu và linh kiện tăng 283 triệu USD, tương ứng tăng 11,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 239 triệu USD, tương ứng tăng 14,9%;
Lũy kế từ đầu năm đến hết 15/3, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 60,2 tỷ USD, tăng 25,8% (tương ứng tăng 12,34 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 2,31 tỷ USD, tương ứng tăng 20,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 2,04 tỷ USD, tương ứng tăng 30,9%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,49 tỷ USD, tương ứng tăng 55,7%...
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 8,54 tỷ USD, tăng 13,6% (tương ứng tăng 1,02 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 2/2021.
Tính đến hết ngày 15/3, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI đạt 40,06 tỷ USD, tăng 30,4% (tương ứng tăng 9,33 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 66,6% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Xét về đối tác thương mại, cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 2/2021 cho thấy sự tăng trưởng khả quan ở cả 5 châu lục.
Trong đó, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 62,12 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,8%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ đạt 19,82 tỷ USD, tăng 26,8%; châu Âu đạt 10,95 tỷ USD, tăng 15,9%; châu Đại Dương đạt 1,85 tỷ USD, tăng 18,7% và châu Phi đạt 1,11 tỷ USD, tăng 35,4%.
Nguồn: haiquanonline
Link nguồn:
-
Đến thời điểm này, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được đánh giá là một trong những hiệp định thương mại tự do được doanh nghiệp tận dụng tương đối tốt để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
-
Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội đồng cấp Bộ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (KH&CN) đợt 6 cho 8 cụm công trình tiêu biểu đến từ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và tập đoàn của ngành Công Thương.
-
Hoạt động xúc tiến thương mại, nòng cốt là Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đã đạt được các kết quả tích cực và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với công tác xúc tiến thương mại của cả nước; thực hiện tốt việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu, bao gồm cả các thị trường truyền thống, các thị trường có tiềm năng và các thị trường đã ký hiệp định FTA. Bộ Công Thương đã cùng với các hiệp hội ngành hàng, cơ quan xúc tiến thương mại không ngừng đổi mới cách thức triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa hình thức xúc tiến thương mại và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại.
-
Dịch bệnh và những thay đổi về chính sách từ phía bạn đã khiến hoạt động giao thương với Trung Quốc gặp khó khăn trong thời gian qua. Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các địa phương để tháo gỡ những khó khăn này, tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản.