Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ảnh minh họa
Bộ Công Thương cho biết, nền kinh tế năng lượng Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong vài thập kỷ qua với việc chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp dựa trên các loại nhiên liệu sinh khối truyền thống sang một nền kinh tế hỗn hợp hiện đại. Việt Nam có nhiều loại nguồn năng lượng nội địa như dầu thô, than, khí tự nhiên và thủy điện, những nguồn năng lượng này đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế trong hai thập kỷ gần đây.
Trước đây, xuất khẩu dầu thô và than là những nguồn đóng góp quan trọng cho ngân sách quốc gia. Nhưng trong những năm gần đây, nhập khẩu năng lượng lại có xu hướng tăng mạnh mẽ. Trong giai đoạn vừa qua, các phân ngành năng lượng đã có tốc độ phát triển cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, tuy nhiên, với những chuyển biến quan trọng về năng lượng trên quy mô toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước những thách thức thực sự trong phát triển bền vững năng lượng, đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho nền kinh tế, tăng cường an ninh năng lượng, đẩy mạnh hoạt động của các thị trường năng lượng, thúc đẩy hoạt động sử dụng hiệu quả năng lượng cũng như phát triển các nguồn năng lượng tái tạo
Để đáp ứng tình hình phát triển mới, Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ban hành ngày 26/12/2017 đã quy định việc lập Quy hoạch tổng thể về năng lượng trong danh mục các quy hoạch kết cấu hạ tầng. Việc xây dựng một quy hoạch tổng thể về năng lượng sẽ góp phần đánh giá toàn diện về cung – cầu năng lượng quốc gia và kết nối việc phát triển năng lượng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường mà Việt Nam đã đặt ra: Mục tiêu Thiên niên kỷ, Chiến lược Phát triển Bền vững, Chiến lược Tăng trưởng xanh và các chương trình mục tiêu quốc gia khác.
Để vượt qua các khó khăn, thách thức, đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, việc xây dựng “Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” là thực sự cần thiết. Căn cứ Điều 18 của Luật Quy hoạch quy định Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược phải được lập, thẩm định đồng thời với quá trình lập thẩm định quy hoạch. Do vậy, Bộ Công Thương đã dự thảo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch năng lượng có quy mô phạm vi bao trùm cả nước và có xem xét đến xuất nhập khẩu, liên kết điện với các nước láng giềng, trong đó phạm vi quốc gia được chia thành 6 vùng chính và loại hình năng lượng để đánh giá. Trong đó các vùng chính là: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Do đó, phạm vi không gian của Đánh giá môi trường chiến lược cũng sẽ tương tự như phạm vi nghiên cứu của Quy hoạch. Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược cũng nghiên cứu các khu vực có hoạt động của các phân ngành than, dầu khí và điện lực bao gồm cả đường dây truyền tải điện đấu nối sang các nước lân cận và các lưu vực sông liên quan, quy mô nhập khẩu năng lượng…
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo Báo cáo và góp ý tại đây.
-
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 54/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và Thông tư 20/2019/TT-BCT quy định kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
-
Tại Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định rõ các trường hợp DN được xóa nợ lãi và xóa nợ gốc.
-
Quyết định ban hành Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2021
-
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ.