Đại dịch Covid-19 thách thức kinh tế toàn cầu
22/04/2020 14:35
Tuần qua, đại dịch Covid-19 với hàng loạt những tác động nghiêm trọng tiếp tục là rủi ro, thách thức lớn nhất mà kinh tế toàn cầu phải đối mặt trong nhiều năm qua và được nhận định có thể sẽ khiến 2020 là năm khởi đầu cho một chu kỳ khủng hoảng kinh tế mới trong bối cảnh thế giới đang xung đột, chia rẽ, mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích kinh tế, chính trị; tốc độ tăng trưởng của một số nền kinh tế chủ chốt chậm lại rõ rệt trong khi tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề và nợ công cao tiếp tục diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế lớn.
Hiện Covid-19 vẫn đang có những diễn biến rất phức tạp với số ca nhiễm và tử vong tại Mỹ, châu Âu tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh, trong khi Nhật Bản đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 1 tháng đối với 7 tỉnh, thành tại Nhật Bản từ ngày 7/4/2020 trước tình trạng dịch lây lan nhanh chóng tại nước này. Đến thời điểm này vẫn chưa thể đánh giá thời điểm đại dịch Covid-19 sẽ được khống chế và đẩy lùi, trong khi hầu hết các nước trên thế giới đã chịu ảnh hưởng rất nặng nề trước sự đình trệ của hoạt động sản xuất, giao thương, đi lại bị phong tỏa tạm thời ở nhiều quốc gia, khiến cả nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ đều rơi vào thời điểm suy yếu. Do đó, nếu không thể phá vỡ được bế tắc, thì hậu quả sẽ nặng nề và suy thoái kinh tế toàn cầu là điều khó tránh khỏi.
Tại Mỹ, chỉ số quản lý sức mua (PMI) ngành sản xuất theo tính toán của Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ (ISM) đạt 49,1 điểm trong tháng 3/2020, thấp hơn so với mức 50,1 điểm trong tháng trước. Chỉ số này dưới 50 điểm cho thấy lĩnh vực chế tạo - chiếm 11% nền kinh tế Mỹ, đang suy giảm. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn so với mức dự báo giảm xuống 44 điểm trước đó và cho thấy những ảnh hưởng nặng nề của tình trạng gián đoạn sản xuất do dịch Covid-19 dường như chưa được phản ánh rõ nét trong chỉ số thống kê của tháng 3/2020.
Trên thị trường lao động, số liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tháng 3/2020 đã tăng mạnh lên 4,4%, cao hơn so với mức 3,5% trong tháng 2/2020 – đánh dấu mức cao nhất của tỷ lệ này kể từ năm 2017. Tính chung trong tháng 3/2020, nền kinh tế Mỹ đã mất 701.000 việc làm, chênh lệch đáng kể so với mức tăng thêm 275.000 việc làm tháng trước đó, ghi nhận mức giảm việc làm cao nhất từ tháng 3/2009 - thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ở giai đoạn trầm trọng nhất và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tháng tiếp theo. Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong quý II/2020 sẽ vượt 10%, cao hơn đáng kể so với dự báo hiện tại của cơ quan này là 3,5%; trong khi Bloomberg Economics dự báo tỷ lệ sẽ sớm tăng lên mức 15% trong những tháng tới. Cùng với sự biến động mạnh trên thị trường lao động, Credit Suisse dự báo GDP của Mỹ trong quý II/2020 sẽ giảm tới 33,5% so với cùng kỳ năm trước, đưa GDP của Mỹ trong cả năm 2020 sẽ giảm 5,3%, cao hơn mức sụt giảm 2,8% trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đây sẽ là mức suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1945 và cho thấy tác động rõ ràng của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Mỹ. Trước diễn biến này, cùng với hàng loạt gói hỗ trợ nền kinh tế của Quốc hội Mỹ, trong tuần qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định hỗ trợ chương trình cho vay trị giá 349 tỷ USD của chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ, chính thức được triển khai từ ngày 3/4/2020.
Trong khi đó, tại châu Âu, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tác động nghiêm trọng đến hầu hêt các nền kinh tế trong châu lục, Liên minh châu Âu (EU) lại đang đứng trước những thách thức chia rẽ nội khối chưa từng có kể từ khi thành lập. Theo đó, 27 nước thành viên của Liên minh EU liên tục bất đồng và chưa đạt được thỏa thuận về các gói cứu trợ kinh tế đối với các quốc gia thành viên đang bị dịch bệnh tấn công. Điểm mấu chốt là việc phát hành các công cụ nợ chung để tài trợ cho các khoản chi tiêu liên quan đến coronavirus, được gọi là “coronabonds”, mà Pháp, Ý và Tây Ban Nha nói riêng đang hậu thuẫn, trong khi Đức, Hà Lan, Áo và Phần Lan chưa đồng thuận. Trong khi đó, nguy cơ suy thoái của cả khu vực tiếp tục được củng cố rõ nét trước sự suy yếu của các chỉ số kinh tế vĩ mô. Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Eurozone theo tính toán của IHS Markit trong tháng 3/2020 đã giảm xuống 44,5 điểm - mức thấp nhất của chỉ số này kể từ năm 2012 đến nay. Đáng chú ý, chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ giảm mạnh từ 52,6 điểm trong tháng 2/2020 xuống 26,4 điểm trong tháng 3/2020 – đánh dấu mức thấp nhất trong lịch sử kể từ khi chỉ số này được thống kê.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Hiện Covid-19 vẫn đang có những diễn biến rất phức tạp với số ca nhiễm và tử vong tại Mỹ, châu Âu tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh, trong khi Nhật Bản đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 1 tháng đối với 7 tỉnh, thành tại Nhật Bản từ ngày 7/4/2020 trước tình trạng dịch lây lan nhanh chóng tại nước này. Đến thời điểm này vẫn chưa thể đánh giá thời điểm đại dịch Covid-19 sẽ được khống chế và đẩy lùi, trong khi hầu hết các nước trên thế giới đã chịu ảnh hưởng rất nặng nề trước sự đình trệ của hoạt động sản xuất, giao thương, đi lại bị phong tỏa tạm thời ở nhiều quốc gia, khiến cả nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ đều rơi vào thời điểm suy yếu. Do đó, nếu không thể phá vỡ được bế tắc, thì hậu quả sẽ nặng nề và suy thoái kinh tế toàn cầu là điều khó tránh khỏi.
Tại Mỹ, chỉ số quản lý sức mua (PMI) ngành sản xuất theo tính toán của Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ (ISM) đạt 49,1 điểm trong tháng 3/2020, thấp hơn so với mức 50,1 điểm trong tháng trước. Chỉ số này dưới 50 điểm cho thấy lĩnh vực chế tạo - chiếm 11% nền kinh tế Mỹ, đang suy giảm. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn so với mức dự báo giảm xuống 44 điểm trước đó và cho thấy những ảnh hưởng nặng nề của tình trạng gián đoạn sản xuất do dịch Covid-19 dường như chưa được phản ánh rõ nét trong chỉ số thống kê của tháng 3/2020.
Trên thị trường lao động, số liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tháng 3/2020 đã tăng mạnh lên 4,4%, cao hơn so với mức 3,5% trong tháng 2/2020 – đánh dấu mức cao nhất của tỷ lệ này kể từ năm 2017. Tính chung trong tháng 3/2020, nền kinh tế Mỹ đã mất 701.000 việc làm, chênh lệch đáng kể so với mức tăng thêm 275.000 việc làm tháng trước đó, ghi nhận mức giảm việc làm cao nhất từ tháng 3/2009 - thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ở giai đoạn trầm trọng nhất và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tháng tiếp theo. Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong quý II/2020 sẽ vượt 10%, cao hơn đáng kể so với dự báo hiện tại của cơ quan này là 3,5%; trong khi Bloomberg Economics dự báo tỷ lệ sẽ sớm tăng lên mức 15% trong những tháng tới. Cùng với sự biến động mạnh trên thị trường lao động, Credit Suisse dự báo GDP của Mỹ trong quý II/2020 sẽ giảm tới 33,5% so với cùng kỳ năm trước, đưa GDP của Mỹ trong cả năm 2020 sẽ giảm 5,3%, cao hơn mức sụt giảm 2,8% trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đây sẽ là mức suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1945 và cho thấy tác động rõ ràng của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Mỹ. Trước diễn biến này, cùng với hàng loạt gói hỗ trợ nền kinh tế của Quốc hội Mỹ, trong tuần qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định hỗ trợ chương trình cho vay trị giá 349 tỷ USD của chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ, chính thức được triển khai từ ngày 3/4/2020.
Trong khi đó, tại châu Âu, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tác động nghiêm trọng đến hầu hêt các nền kinh tế trong châu lục, Liên minh châu Âu (EU) lại đang đứng trước những thách thức chia rẽ nội khối chưa từng có kể từ khi thành lập. Theo đó, 27 nước thành viên của Liên minh EU liên tục bất đồng và chưa đạt được thỏa thuận về các gói cứu trợ kinh tế đối với các quốc gia thành viên đang bị dịch bệnh tấn công. Điểm mấu chốt là việc phát hành các công cụ nợ chung để tài trợ cho các khoản chi tiêu liên quan đến coronavirus, được gọi là “coronabonds”, mà Pháp, Ý và Tây Ban Nha nói riêng đang hậu thuẫn, trong khi Đức, Hà Lan, Áo và Phần Lan chưa đồng thuận. Trong khi đó, nguy cơ suy thoái của cả khu vực tiếp tục được củng cố rõ nét trước sự suy yếu của các chỉ số kinh tế vĩ mô. Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Eurozone theo tính toán của IHS Markit trong tháng 3/2020 đã giảm xuống 44,5 điểm - mức thấp nhất của chỉ số này kể từ năm 2012 đến nay. Đáng chú ý, chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ giảm mạnh từ 52,6 điểm trong tháng 2/2020 xuống 26,4 điểm trong tháng 3/2020 – đánh dấu mức thấp nhất trong lịch sử kể từ khi chỉ số này được thống kê.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
Tin cũ hơn
-
Lượng bột cá nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 2/2020 đạt 16,6 nghìn tấn, trị giá 20 triệu USD, giảm 2% về lượng và giảm 4,8% về trị giá so với tháng trước, tăng 92,7% về lượng và tăng 77,2% về trị giá so với tháng 2 năm 2019
-
Dưới tác động của dịch Covid-19 lan rộng tại EU. Với dự báo tăng trưởng kinh tế EU27 suy giảm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU27 sẽ giảm mạnh trong quý 2/2020.
-
Nhu cầu thị trường toàn cầu dự báo tăng trưởng trung bình 6%/năm trong giai đoạn này và khả năng cạnh tranh cao của sản phẩm Việt Nam. Trong quý I/2020, xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 130 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019
-
Trước ảnh hưởng nặng nề của bệnh dịch lên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, GDP trong quý I/2020 ước tính chỉ tăng trưởng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 10 năm 2011-2020 với sự sụt giảm tăng trưởng ở cả ba khu vực.