VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Da giày Việt Nam đối diện với nguy cơ phòng vệ thương mại từ nước ngoài

21/01/2022 11:40

Xuất khẩu da giày Việt Nam tăng cao nhưng đi kèm với đó là những nguy cơ từ chính sách phòng vệ thương mại từ các nền kinh tế khác trên thế giới.

Trong năm 2021, dù chịu ảnh hưởng mạnh từ dịch Covid-19 nhưng ngành da giày Việt Nam vẫn khôi phục và phát triển mạnh mẽ nhờ vào những chính sách, giải pháp của nhà nước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép và túi xách năm 2021 đạt 17,75 tỷ USD, tăng 5,71% so với năm 2020. Trong năm 2021, thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch lớn nhất- 7,42 tỷ USD, chiếm 41,82% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 17,84% so với năm 2020.  Thị trường EU đứng thứ hai về kim ngạch, đạt 3,94 tỷ USD, chiếm 22,24%, tăng 3,97%; tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 1,59 tỷ USD,giảm 22,03% so với năm 2020, chiếm 8,99% trong tổng kim ngạch. Nhìn chung, xuất khẩu giày dép sang đa số các thị trường đều tăng.
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu giày mũ vải dệt lớn nhất thế giới về giá trị, chiếm 26,3% thị phần toàn cầu vào năm 2021 và năm nay dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Thị trường xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam năm 2021

Thị trường

Năm 2021 (Triệu USD)

So với năm 2020 (%)

Tỷ trọng KN năm 2021 (%)

Tổng KN

17.751,19

5,72

100,00

Hoa Kỳ

7.423,17

17,84

41,82

Khối EU

3.948,33

3,97

22,24

Bỉ

1.129,59

14,31

6,36

Đức

841,23

-5,61

4,74

Hà Lan

713,73

4,49

4,02

Pháp

450,87

6,49

2,54

Italy

274,59

11,92

1,55

Tây Ban Nha

216,76

23,49

1,22

Séc

91,99

15,21

0,52

Thụy Điển

73,61

2,10

0,41

Ba Lan

44,20

16,24

0,25

Luxembourg

39,64

36,63

0,22

Phần Lan

18,59

-1,24

0,10

Hy Lạp

18,25

-25,03

0,10

Áo

17,97

-3,60

0,10

Đan Mạch

10,77

0,31

0,06

Slovakia

3,32

-96,49

0,02

Bồ Đào Nha

2,15

-28,88

0,01

Hungary

1,04

-28,51

0,01

Trung Quốc

1.593,68

-23,05

8,98

Nhật Bản

806,77

-4,91

4,54

Anh

544,68

9,19

3,07

Hàn Quốc

503,33

-8,25

2,84

Canada

367,71

4,90

2,07

Mexico

315,03

32,25

1,77

Australia

309,65

7,31

1,74

Khối Asean

267,96

-8,17

1,51

Singapore

87,11

15,86

0,49

Thái Lan

53,89

-9,58

0,30

Indonesia

49,65

-10,36

0,28

Malaysia

45,56

-10,61

0,26

Philippines

31,75

-37,34

0,18

Đài Loan (Trung Quốc)

144,18

-6,07

0,81

Nga

140,03

-14,08

0,79

Chile

127,37

37,10

0,72

Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

124,32

24,75

0,70

Brazil

121,48

-17,43

0,68

Hồng Kông (Trung Quốc)

115,64

-16,36

0,65

Ấn Độ

113,46

18,02

0,64

Nam Phi

95,61

16,44

0,54

Panama

73,12

-8,83

0,41

Israel

61,19

42,59

0,34

Achentina

52,76

19,01

0,30

Pê Ru

50,99

6,99

0,29

New Zealand

49,31

23,43

0,28

Thổ Nhĩ Kỳ

34,45

-21,04

0,19

Na Uy

25,31

20,86

0,14

Thụy Sỹ

25,03

-8,56

0,14

Colombia

19,51

-4,68

0,11

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển lớn mạnh, ngành da giày Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại từ các quốc gia khác trên thế giới như các mặt hàng xuất khẩu khác. Tính đến hết tháng 8 năm 2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 208 vụ việc điều tra.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ có những tác động tiêu cực. Nếu hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp bị áp dụng thuế phòng vệ thương mại ở mức cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu. Để tránh bị áp thuế, doanh nghiệp phải bố trí thời gian và nguồn lực để xử lý, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài. Điều này sẽ tạo thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.   

Trong bối cảnh các nước tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, công tác hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đã được thể chế hóa trong Luật Quản lý ngoại thương và được cụ thể hóa trong một số đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, Đề án xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại. 

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đã đem lại những kết quả rất tích cực. Trong nhiều vụ việc, Việt Nam đã thành công trong việc chứng minh Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu. 

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp để giảm thiểu tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại đến kết quả xuất khẩu. Đặc biệt, để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn nữa trong việc xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, công tác nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp sẽ được tăng cường thông qua các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ năng xử lý phòng vệ thương mại cho các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: t_nguyenhuutam@yahoo.com
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.712.287