Cung cấp thông tin về mạng lưới phân phối tại thị trường Ucraina
Ucraina là quốc gia nằm ở Đông Âu, nơi giao nhau của các tuyến đường giao thông giữa Châu Âu và Châu Á, giữa các nước Scandinavia với khu vực Địa Trung Hải. Nền kinh tế Ucraina có ưu thế đặc biệt với vị trí địa lý thuận lợi, đất đen phì nhiêu, nhiều tài nguyên thiên nhiên và người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Hơn 2/3 diện tích là vùng đất đen màu mỡ chứa 6% đất mùn trên bề mặt, chiếm 1/4 trữ lượng đất đen thế giới. Ucraina đứng thứ nhất thế giới về tài nguyên khoáng sản (45% sản lượng tài nguyên thế giới). Ucraina đứng thứ 6 thế giới về sản lượng sắt thép và công nghiệp mỏ, khai khoáng. Khoảng 40% sản lượng quặng măng gan của thế giới nằm ở Ucraina. Một nửa lãnh thổ Ucraina là đất nông nghiệp và 1/3 đất đen của thế giới nằm ở Ucraina. Đó là điều kiện quan trọng làm cho nền kinh tế Ucraina phát triển ở mức cao hơn so với những nước Cộng hòa khác thuộc Liên bang Xô viết cũ.
Cuộc xung đột giữa Ucraina và Nga đã làm đảo lộn sâu sắc bối cảnh kinh tế - chính trị hiện tại ở cả hai quốc gia. Sau khi suy giảm gần 30% vào năm 2022, nền kinh tế Ucraina bắt đầu phục hồi chậm từ năm 2023 với mức tăng trưởng 2% (theo IMF). Sự phục hồi này có thể là nhờ sự hỗ trợ liên tục của các nhà tài trợ, nguồn cung cấp điện ổn định hơn, chi tiêu của chính phủ tăng cao, năng suất nông nghiệp được cải thiện và chuyển hướng một số mặt hàng xuất khẩu qua biên giới phía tây của Ucraina.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ucraina là 3,2% vào năm 2024 và 6,5% mạnh mẽ vào năm 2025 với tiêu dùng tư nhân và đầu tư công là động lực chính. Tuy nhiên, GDP vẫn sẽ thấp hơn 20% so với mức trước chiến tranh và triển vọng kinh tế chung vẫn phụ thuộc vào các yếu tố như tiến trình của cuộc chiến đang diễn ra, dòng vốn nước ngoài đổ vào và sự phát triển của các mô hình xuất khẩu.
- Xem chi tiết tại đây;
Thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Hệ thống phân phối hàng hóa tại Thụy Điển được xây dựng trên nền tảng hiện đại, linh hoạt, hướng đến sự bền vững, phù hợp với nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người dân. Các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng này để tối ưu hóa quy trình phân phối và tăng cường sự cạnh tranh trong thị trường. Các kênh phân phối truyền thống bao gồm các cửa hàng bán lẻ, siêu thị và đại lý phân phối
-
Trong những năm qua, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước có nhiều tiến triển tích cực; hợp tác hai chiều về thương mại – đầu tư ghi nhận những dấu ấn nổi trội cho thấy dư địa hợp tác giữa hai quốc gia còn rất lớn. Việc nắm bắt được thông tin về thị hiếu tiêu dùng,
-
Với những điều kiện thuận lợi như vậy, hàng hóa Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này nếu nghiên cứu một cách có hệ thống về mạng lưới phân phối hàng hóa tại Rumani. Và để hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, xây dựng chiến lược kinh doanh và khai thác có hiệu quả thị trường Rumani,
-
Thị trường Phần Lan với môi trường kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ, áp dụng một số quy định quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống phân phối hàng hóa. Những quy định này không chỉ điều chỉnh cách thức hoạt động của các doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến hiệu quả của chuỗi cung ứng và sự tiếp cận của hàng hóa tới tay người tiêu dùng.