Cung cấp thông tin tổng quát về mạng lưới phân phối tại các thị trường mới và tiềm năng trên thế giới và đề xuất giải pháp
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước. Quy mô xuất khẩu hàng hóa không ngừng được mở rộng và tăng cao, góp phần gia tăng vị thế và nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong giai đoạn 2013-2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 1,7 lần, từ trên 132 tỷ USD năm 2013 tăng lên 354,7 tỷ USD năm 2023. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đạt 11,0%/năm. Tính trong 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 4,3% so với cả năm 2023. Số lượng mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên tăng qua các năm, đến năm năm 2023 đã có 38 mặt hàng và 11 tháng năm 2024 là 39 mặt hàng. Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn ở vị thế xuất siêu.
Trong giai đoạn sắp tới, với những yêu cầu và xu thế phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập, hoạt động xuất khẩu - một trong những trụ cột của kinh tế Việt Nam lại càng đóng vai trò quan trọng và cần được đảm bảo tăng trưởng bền vững, nhất là đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đứng trước hàng loạt thách thức hậu Covid-19, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt hay các cuộc xung đột địa chính trị, đặc biệt là xung đột giữa Nga và Ucraina kéo dài từ đầu năm 2022 đến nay.
Tuy nhiên, tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã và đang khiến đà tăng trưởng xuất khẩu trở nên kém bền vững và doanh nghiệp thiếu sự chủ động. Điều này thể hiện rõ nét trong giai đoạn vừa qua, khi thương mại toàn cầu chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh, biến đổi khí hậu và căng thẳng địa chính trị ở một số quốc gia và khu vực, khiến nhu cầu tiêu thụ tại nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống lớn của Việt Nam sụt giảm. Riêng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chỉ đạt 354,7 tỷ USD, giảm 4,6% so với năm 2022. Trong đó, tiếp tục ghi nhận đà giảm của các thị trường chủ chốt như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, thực trạng này cho thấy giải pháp quan trọng và mang tính chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn tiếp theo là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào các thị trường truyền thống, tăng cường khai thác các thị trường mới và thị trường tiềm năng.
- Xem chi tiết tại đây;
Thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Hệ thống phân phối hàng hoá là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của từng quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự lưu thông hàng hóa từ vận chuyển hàng hóa từ kho nhà sản xuất tới khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng.
-
Ucraina là quốc gia nằm ở Đông Âu, nơi giao nhau của các tuyến đường giao thông giữa Châu Âu và Châu Á, giữa các nước Scandinavia với khu vực Địa Trung Hải. Nền kinh tế Ucraina có ưu thế đặc biệt với vị trí địa lý thuận lợi, đất đen phì nhiêu, nhiều tài nguyên thiên nhiên và người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao.
-
Hệ thống phân phối hàng hóa tại Thụy Điển được xây dựng trên nền tảng hiện đại, linh hoạt, hướng đến sự bền vững, phù hợp với nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người dân. Các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng này để tối ưu hóa quy trình phân phối và tăng cường sự cạnh tranh trong thị trường. Các kênh phân phối truyền thống bao gồm các cửa hàng bán lẻ, siêu thị và đại lý phân phối
-
Trong những năm qua, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước có nhiều tiến triển tích cực; hợp tác hai chiều về thương mại – đầu tư ghi nhận những dấu ấn nổi trội cho thấy dư địa hợp tác giữa hai quốc gia còn rất lớn. Việc nắm bắt được thông tin về thị hiếu tiêu dùng,