Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 8/6: Sản xuất nông sản cần theo tín hiệu thị trường
Diễn đàn báo chí có nhiều bài viết dẫn trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm rõ 3 nhóm vấn đề liên quan đến ngành Công Thương.
Trên diễn đàn báo chí ngày hôm nay có nhiều bài viết dẫn trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm rõ 3 nhóm vấn đề liên quan đến ngành Công Thương trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.
Sản xuất nông sản cần theo tín hiệu thị trường
Vietnam+ có bài viết đáng quan tâm “Bộ trưởng Công Thương: Sản xuất nông nghiệp theo tín hiệu thị trường”. Bài báo trích dẫn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề nông sản của Việt Nam có thể trở thành hàng hóa bán ra thế giới được không và nếu bán thì phải làm thế nào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định nông sản Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành hàng hóa bán ra thị trường thế giới. Việt Nam hiện là thành viên của 17 hiệp định thương mại tự do với hơn 65 quốc gia, vùng lãnh thổ và người tiêu dùng lên tới khoảng gần 7 tỷ người.
Về vấn đề này, Zing có bài “Bộ Công Thương: Dùng quỹ an sinh nếu giá vật tư nông nghiệp tăng cao”; báo Lao động có bài “Bộ trưởng Công Thương: Giá xăng tăng quá cao, phải dùng chính sách an sinh”.
Cùng bàn về vấn đề xuất khẩu nông sản, trên báo Lao động có bài “Giá nông sản tăng, giảm không ổn định do phụ thuộc lớn vào xuất khẩu”, “Nhiều khó khăn, xuất khẩu gạo vẫn lạc quan trong 6 tháng cuối năm”, “Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm tới 8 USD/tấn, gạo Việt ổn định”; VTV đưa tin “Gạo xuất khẩu tiếp tục giữ giá cao”…
Để hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn ra thế giới, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, ngành sẽ tiếp tục phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như các ngành chức năng liên quan làm tốt việc thông tin thị trường, qua đó định hướng sản xuất; đẩy mạnh đàm phán để đưa các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường các nước, khai thác lợi thế của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan tháo gỡ các thủ tục hành chính để hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn, giảm chi phí; đẩy mạnh thương mại điện tử, vừa phát triển thương mại truyền thống, thị trường trong nước, song vẫn đầu tư phát triển mạnh thị trường ngoài nước và thương mại điện tử.
Nguồn: Báo Công thương điện tử
Link nguồn
-
Trả lời tại phiên chất vấn đại biểu Quốc hội vào chiều 7/6/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã làm rõ 3 nhóm vấn đề liên quan đến ngành Công Thương trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, gồm:
-
Những phát minh công nghệ hóa học đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người và trở nên không thể thiếu. Không phải ngẫu nhiên mà sự khởi đầu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất trùng với sự khởi đầu của ngành công nghiệp hóa chất vào nửa cuối thế kỷ 18.
-
Ngày 25/5, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2026.
-
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các bộ ngành triển khai xây dựng, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác xúc tiến thương mại